Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) Hội Thảo Khảo Nghiệm Giống Lúa Chịu Mặn

Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) Hội Thảo Khảo Nghiệm Giống Lúa Chịu Mặn
Ngày đăng: 27/12/2014

Sáng 17-12, tại xã Hòa Tú 2 (Mỹ Xuyên), Trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng kết hợp cùng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên tổ chức Hội thảo khảo nghiệm giống lúa chịu mặn trên vụ mùa 2014 - 2015. Đông đảo nông dân trên địa bàn xã và một số xã lân cận đến tham dự.

Tại ruộng khảo nghiệm và trình diễn, các đại biểu và nhà nông cùng tham quan, xem xét đánh giá ưu, khuyết điểm của từng giống và bỏ phiếu lựa chọn bằng trực quan dựa trên các tiêu chí như dạng hình, nở buội mạnh, độ cứng cây, sâu bệnh...
Qua đó, bà con nông dân và các đại biểu tham dự Hội thảo đã chọn ra giống ST5 là giống phù hợp ở vùng nhiễm mặn nhờ có các đặc tính như: Đẻ nhánh mạnh, dạng hình hơi xòe, lá thẳng, chống chịu rầy nâu và bệnh cháy lá, chịu phèn mặn, thích hợp các vụ trong năm và có tiềm năng năng suất từ 6 đến 8 tấn/ha.
Ngoài ra, giống ST20 và giống OM 5451 cũng được nhiều nhà nông đánh giá cao. Tại Hội thảo, bà con nông dân cũng nhờ cán bộ chuyên môn giải thích về đặc tính một số giống lúa, ưu, khuyết điểm của một số giống lúa OM.
Công tác khảo nghiệm và trình diễn giống lúa là nhiệm vụ thường xuyên của Trung tâm Giống cây trồng nhằm đánh giá, tuyển chọn các giống lúa có năng suất, chất lượng gạo tốt để chọn ra giống thích hợp cho vùng tôm lúa nhiễm mặn ở Sóc Trăng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho bà con nông dân.
Được biết, đây là buổi Hội thảo lần thứ 2 được Trung tâm Giống cây trồng tổ chức trong năm 2014. Ở Hội thảo lần trước, cũng tại xã Hòa Tú 2, nhiều nông dân cũng bình chọn giống lúa ST5 thích hợp cho vùng nhiễm mặn.


Có thể bạn quan tâm

Một số lưu ý trong chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học Một số lưu ý trong chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học

Chăn nuôi gia cầm hiện nay đang phát triển nhanh và giữ một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, đa phần là phương thức chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ thiếu tập trung, do đó việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn.

10/04/2015
Nuôi bò vỗ béo hướng đi mới phát triển kinh tế gia đình ở xã Vĩnh Lợi (An Giang) Nuôi bò vỗ béo hướng đi mới phát triển kinh tế gia đình ở xã Vĩnh Lợi (An Giang)

Xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang là một xã thuần nông có 1.435 hộ dân với 5.789 nhân khẩu đang sinh sống. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông và làm thuê. Thời gian gần đây, phong trào chăn nuôi đặc biệt là nuôi bò vỗ béo đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành nghề chính trong phát triển kinh tế hộ gia đình của nông dân Vĩnh Lợi.

10/04/2015
Mở rộng chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm Mở rộng chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi là xu thế tất yếu đáp ứng nhu cầu thị trường và giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chuỗi liên kết đã gặp không ít khó khăn như việc xây dựng nhãn hiệu thương hiệu cho sản phẩm...

10/04/2015
Thu nhập cao từ nuôi… vịt trời Thu nhập cao từ nuôi… vịt trời

Bằng sự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, mở lối đi riêng, anh Nguyễn Văn Vượng, ở tổ dân phố 3, phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa - Đắk Nông) đã bước đầu thành công, có thu nhập cao từ việc nuôi… vịt trời.

10/04/2015
Si Ma Cai (Lào Cai) triển khai dự án chăn nuôi gia súc chất lượng cao Si Ma Cai (Lào Cai) triển khai dự án chăn nuôi gia súc chất lượng cao

Huyện Si Ma Cai (Lào Cai) xây dựng và triển khai dự án chăn nuôi gia súc chất lượng cao theo hướng nuôi nhốt.

10/04/2015