Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) Hội Thảo Khảo Nghiệm Giống Lúa Chịu Mặn

Sáng 17-12, tại xã Hòa Tú 2 (Mỹ Xuyên), Trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng kết hợp cùng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên tổ chức Hội thảo khảo nghiệm giống lúa chịu mặn trên vụ mùa 2014 - 2015. Đông đảo nông dân trên địa bàn xã và một số xã lân cận đến tham dự.
Tại ruộng khảo nghiệm và trình diễn, các đại biểu và nhà nông cùng tham quan, xem xét đánh giá ưu, khuyết điểm của từng giống và bỏ phiếu lựa chọn bằng trực quan dựa trên các tiêu chí như dạng hình, nở buội mạnh, độ cứng cây, sâu bệnh...
Qua đó, bà con nông dân và các đại biểu tham dự Hội thảo đã chọn ra giống ST5 là giống phù hợp ở vùng nhiễm mặn nhờ có các đặc tính như: Đẻ nhánh mạnh, dạng hình hơi xòe, lá thẳng, chống chịu rầy nâu và bệnh cháy lá, chịu phèn mặn, thích hợp các vụ trong năm và có tiềm năng năng suất từ 6 đến 8 tấn/ha.
Ngoài ra, giống ST20 và giống OM 5451 cũng được nhiều nhà nông đánh giá cao. Tại Hội thảo, bà con nông dân cũng nhờ cán bộ chuyên môn giải thích về đặc tính một số giống lúa, ưu, khuyết điểm của một số giống lúa OM.
Công tác khảo nghiệm và trình diễn giống lúa là nhiệm vụ thường xuyên của Trung tâm Giống cây trồng nhằm đánh giá, tuyển chọn các giống lúa có năng suất, chất lượng gạo tốt để chọn ra giống thích hợp cho vùng tôm lúa nhiễm mặn ở Sóc Trăng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho bà con nông dân.
Được biết, đây là buổi Hội thảo lần thứ 2 được Trung tâm Giống cây trồng tổ chức trong năm 2014. Ở Hội thảo lần trước, cũng tại xã Hòa Tú 2, nhiều nông dân cũng bình chọn giống lúa ST5 thích hợp cho vùng nhiễm mặn.
Có thể bạn quan tâm

Mới 23 tuổi nhưng Nguyễn Ngọc Phú đã là chủ một trang trại nuôi lươn tại huyện Củ Chi, TP.HCM với lợi nhuận hơn 12 triệu đồng mỗi tháng. Ðây là mô hình nuôi lươn trong bể xi măng lần đầu được thử nghiệm thành công tại huyện Củ Chi.

Nhiều DN đang mua điều tươi với giá rất cao, nếu chế biến để bán ngay sẽ lỗ, còn lưu kho đợi giá tăng mới bán thì nhiều rủi ro

Hiện đang là thời điểm thích hợp để đưa các giống thủy sản vào nuôi trồng, vì vậy thời gian qua Chi cục Thủy sản tỉnh đã tích cực chỉ đạo nông dân tập trung chuẩn bị các điều kiện về ao nuôi, con giống, thức ăn nhằm phát triển chăn nuôi thủy sản ngay từ đầu vụ, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho các hộ nuôi trồng thủy sản.

Ngày 2-3, tại thành phố Long Xuyên (An Giang), Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hiệp hội nghề cá Việt Nam, đại diện các tỉnh khu vực ĐBSCL đã tham dự đại hội thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam.

Một doanh nghiệp ở Khánh Hoà đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư nuôi cá tầm tại hồ thuỷ điện Đồng Nai 3, đó là công ty cổ phần Cá Tầm Việt Nam, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Khánh Hoà từ năm 2009.