Mỹ Sơn (Ninh Thuận) Trồng Cây Đu Đủ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Hiện tại, diện tích trồng đu đủ toàn xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) hơn 10 ha, giống đu đủ lùn cao sản. Trong đó, tập trung trồng nhiều tại thôn Phú Thạnh. So với các loại cây trồng khác thì đu đủ là loại cây dễ trồng, không kén đất, kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đơn giản.
Với khí hậu phần nhiều là nắng nóng, vùng đất Mỹ Sơn khá thích hợp cho việc trồng đu đủ với vị ngọt đặc trưng. Mỗi sào có thể trồng khoảng 200 gốc đu đủ, sau 8 tháng thì sẽ cho thu hoạch. Bình quân mỗi cây cho khoảng 30 trái, có trọng lượng từ 1,5 đến 2 kg, với giá bán trung bình từ 3,5 - 4 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân có lãi khoảng 15 triệu đồng/sào/vụ.
Anh Lê Tuấn Sanh ở thôn Phú Thạnh có diện tích trồng gần 1 ha. Anh cho biết chỉ mới qua lứa đầu tiên đã thu về được gần 100 triệu đồng... Anh chia sẻ: Trồng đu đủ nhất thiết cần đảm bảo đủ lượng nước tưới thì cây sẽ đậu trái nhiều.
Tuy nhiên, nếu quá nhiều nước thì rễ, lá sẽ bị hư hại, cây phát triển chậm. Để đạt năng suất cao, từ lúc mới trồng cho tới khi thu hoạch, cần bón khoảng từ 10-15 kg phân chuồng và 3-5 kg phân đạm trên mỗi gốc, đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Ngoài anh Sanh, hiện nay, còn có nhiều hộ khác ở các thôn Phú Thuận, Phú Thủy... cũng đang phát triển trồng cây đu đủ với diện tích ngày càng mở rộng.
Lâu nay các hộ trồng đu đủ chủ yếu sử dụng giống địa phương, nên năng suất đạt thấp, thu nhập không ổn định. Trước những vụ sản xuất không mang lại hiệu quả, bà con đã chủ động sử dụng giống đu đủ mới đưa vào trồng là khá phù hợp, bởi đây là cây ăn trái vốn đầu tư ít, lại dễ chăm sóc, thị trường tiêu thụ mạnh và giá bán luôn ổn định.
Đặc biệt, đu đủ có thời gian sinh trưởng dài ngày nên bên cạnh việc trồng đu đủ, người dân còn trồng xen canh ớt, đậu, các loại rau... để nâng cao giá trị cây trồng mang lại trên cùng một diện tích đất.
Có thể bạn quan tâm

Xã Vạn Phú là một trong những địa phương có phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh ở huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp, xã có nhiều chân đất lúa chuyển đổi sang trồng cây bắp, đậu xanh, đậu phụng.

Hiện nay, nông dân tỉnh Bắc Giang đã chủ động nguồn giống, tỉa dặm, gieo cấy lại gần 1,5 nghìn ha trên tổng số gần 3 nghìn ha lúa mất trắng do mưa lũ vừa qua.

Hàng năm, nông dân tỉnh Bình Định sản xuất trên dưới 10.000 tấn đậu phụng, song việc canh tác đậu phụng gặp nhiều khó khăn do sự tàn phá trên diện rộng của bệnh thối cổ rễ. Trong khi các biện pháp hóa học không hiệu quả và gây ô nhiễm môi trường, việc sử dụng chế phẩm (CP) sinh học Trichoderma đã mang lại triển vọng lớn: Tỉ lệ cây chết do bệnh thối cổ rễ giảm, năng suất tăng...

Huyện Kế Sách (Sóc Trăng) có gần 15.000 ha vườn cây lâu năm; trong đó, đa số các vườn cây có thể kết hợp để nuôi gà thả vườn. Nhằm giúp những nhà vườn trong huyện có dự định nuôi gà thả vườn nắm vững kỹ thuật nuôi, thị trường tiêu thụ; vừa qua, phòng Nông nghiệp & PTNT Kế Sách tổ chức Hội thảo về mô hình nuôi gà ta thương phẩm quy mô gia trại tại Tổ hợp tác nuôi gà Nam Hải, xã Đại Hải. Tham dự Hội thảo có gần 50 đại biểu, gồm đại diện các đoàn thể cấp huyện, các đơn vị nông nghiệp có liên quan và nông dân trong huyện.

Tổ hợp các trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk tại Thanh Hóa là một trong những dự án có quy mô và tổng mức đầu tư lớn trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam. Đây là dự án duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chọn khởi công để chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.