Mỹ Sơn (Ninh Thuận) Trồng Cây Đu Đủ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Hiện tại, diện tích trồng đu đủ toàn xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) hơn 10 ha, giống đu đủ lùn cao sản. Trong đó, tập trung trồng nhiều tại thôn Phú Thạnh. So với các loại cây trồng khác thì đu đủ là loại cây dễ trồng, không kén đất, kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đơn giản.
Với khí hậu phần nhiều là nắng nóng, vùng đất Mỹ Sơn khá thích hợp cho việc trồng đu đủ với vị ngọt đặc trưng. Mỗi sào có thể trồng khoảng 200 gốc đu đủ, sau 8 tháng thì sẽ cho thu hoạch. Bình quân mỗi cây cho khoảng 30 trái, có trọng lượng từ 1,5 đến 2 kg, với giá bán trung bình từ 3,5 - 4 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân có lãi khoảng 15 triệu đồng/sào/vụ.
Anh Lê Tuấn Sanh ở thôn Phú Thạnh có diện tích trồng gần 1 ha. Anh cho biết chỉ mới qua lứa đầu tiên đã thu về được gần 100 triệu đồng... Anh chia sẻ: Trồng đu đủ nhất thiết cần đảm bảo đủ lượng nước tưới thì cây sẽ đậu trái nhiều.
Tuy nhiên, nếu quá nhiều nước thì rễ, lá sẽ bị hư hại, cây phát triển chậm. Để đạt năng suất cao, từ lúc mới trồng cho tới khi thu hoạch, cần bón khoảng từ 10-15 kg phân chuồng và 3-5 kg phân đạm trên mỗi gốc, đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Ngoài anh Sanh, hiện nay, còn có nhiều hộ khác ở các thôn Phú Thuận, Phú Thủy... cũng đang phát triển trồng cây đu đủ với diện tích ngày càng mở rộng.
Lâu nay các hộ trồng đu đủ chủ yếu sử dụng giống địa phương, nên năng suất đạt thấp, thu nhập không ổn định. Trước những vụ sản xuất không mang lại hiệu quả, bà con đã chủ động sử dụng giống đu đủ mới đưa vào trồng là khá phù hợp, bởi đây là cây ăn trái vốn đầu tư ít, lại dễ chăm sóc, thị trường tiêu thụ mạnh và giá bán luôn ổn định.
Đặc biệt, đu đủ có thời gian sinh trưởng dài ngày nên bên cạnh việc trồng đu đủ, người dân còn trồng xen canh ớt, đậu, các loại rau... để nâng cao giá trị cây trồng mang lại trên cùng một diện tích đất.
Có thể bạn quan tâm

Thị trường gia cầm bị thương lái chi phối, người chăn nuôi thua thiệt, giá cao khiến sản phẩm Việt Nam khó cạnh tranh khi hội nhập.

Nuôi chim trĩ khá đơn giản, nhưng để thành công, thu tiền tỷ từ chim trĩ thì không phải ai cũng làm được. Cần phải nắm được bí quyết riêng, đó chính là chăm sóc chim trĩ từ khi bóc trứng đến 30 ngày tuổi. Nếu giai đoạn này làm không tốt thì coi như thất bại.

Thời gian qua Công ty CP Muối Ninh Thuận đã áp dụng công nghệ kết tinh muối trên nền bạt HDPE giúp năng suất muối của các diêm dân tăng cao.

Trao đổi với Dân Việt về vấn đề đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của hợp tác xã (HTX), ông Lê Đức Thịnh – Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) cho rằng Nhà nước cần có gói tín dụng 20.000 tỷ đồng hỗ trợ HTX phát triển.

Ông Phạm Văn Hinh ở thôn Xuân Hùng 1, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) không chỉ vượt khó làm giàu cho gia đình, mà còn có điều kiện giúp nhiều hộ khác ở địa phương.