Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mỹ: Ngô Không Còn Là Cây Lương Thực

Mỹ: Ngô Không Còn Là Cây Lương Thực
Ngày đăng: 03/08/2011

Lần đầu tiên ở Mỹ có tình trạng ngô được dùng để chế tạo làm nhiên liệu sinh học nhiều hơn làm thức ăn gia súc, làm giá ngô tăng vọt, gây nhức nhối cho người chăn nuôi và người dân ở các nước nghèo vẫn dùng ngô làm lương thực.

Vốn dĩ cây ngô được xếp vào nhóm cây lương thực; ngô còn được dùng làm thức ăn gia súc. Nhưng giờ đây ngô ngày càng được sử dụng nhiều hơn để làm nhiên liệu cho xe ô tô. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp Mỹ thì năm nay là năm đầu tiên ngô được chế biến công nghiệp thành biomethanol nhiều hơn là dùng để chăn nuôi. Mỹ là nước có sản lượng ngô cao nhất thế giới.

Tính từ 1/9/2010 đến 31/8/2011, ngành công nghiệp chế biến biomethanol tiêu thụ hết 128 triệu tấn ngô. Con số này tương đương 40 % sản lượng ngô năm trước. Khoảng 127 triệu tấn ngô được dùng để làm thức ăn chăn nuôi. Chỉ có khoảng 35 triệu tấn được dùng làm lương thực, làm bỏng ngô để ăn sáng, làm tinh bột, chất làm ngọt và làm một số sản phẩm khác.

Sản lượng biomethanol ở Mỹ trong những năm qua ngày một tăng. Thí dụ năm: 2001 khoảng 25 triệu tấn ngô được dùng để chế biến thành nhiên liệu sinh học, năm 2006 đã lên đến 53 triệu tấn, và theo Bộ Nông nghiệp Mỹ thì năm tới con số này sẽ là 131 triệu tấn.

Do nhu cầu tăng nên giá ngô tăng nhanh: Đầu năm 2011, giá ngô đã lên đến mức kỷ lục. Bất chấp tình trạng giá cả tăng vọt, các doanh nghiệp Mỹ vẫn sản xuất tới 52 tỷ lít bioethanol vì với giá xăng dầu hiện nay trên thị trường, sản xuát nhiên liệu sinh học từ ngô vẫn sinh lời.

Trong khi đó người chăn nuôi ở Mỹ kêu ca nhiều về chi phí đầu vào ngày càng tăng, họ lo sợ rằng xu hướng này còn tiếp diễn. Ông Bill Roenigk thuộc National Chicken Council, Hiệp hội Vận động hành lang của giới chăn nuôi gia cầm nói: "Giới sản xuất ethanol bao giờ cũng có lợi thế hơn những người chăn nuôi gia súc, gia cầm vì theo luật định thu mua ethanol được nhà nước bảo đảm."

Tuy nhiên không phải chỉ có giới chăn nuôi Mỹ bị tác động xấu của việc tăng giá ngô. Nhiều tổ chức nhân đạo trên thế giới cho rằng lương thực đã bị sử dụng làm chất đốt nên giá cả tăng lên. Nhân dịp hội nghị G-20, các tổ chức này đã yêu cầu các nước không nên hy vọng vào nhiều vào nhiên liệu sinh học, nhưng đề nghị này không được chấp nhận. Trong khi nhà nông Mỹ lo sợ không kham nổi giá ngô làm thức ăn chăn nuôi thì người dân ở các nước nghèo đang lâm vào tình trạng điêu đứng vì giá lương thực trên thị trường thế giới ngày một tăng


Có thể bạn quan tâm

Heo của các doanh nghiệp lớn cũng bị phát hiện có chất tạo nạc Heo của các doanh nghiệp lớn cũng bị phát hiện có chất tạo nạc

Tình trạng sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi tiếp tục gia tăng ở các tỉnh, thành phía Nam. Đợt thanh tra vừa qua của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn phát hiện ra chất cấm cả trong những lô heo của các công ty lớn như CP và heo có nguồn gốc từ Anco.

04/09/2015
Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tăng nhờ giá Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tăng nhờ giá

Do năng suất giảm nên lượng hồ tiêu xuất khẩu cả năm 2015 dự kiến đạt khoảng 130.000 tấn, giảm 26.000 tấn so với năm 2014. Tuy vậy, nhờ giá tăng nên kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu vẫn đạt mức khoảng 1,2 tỉ đô la Mỹ.

04/09/2015
Giá cà phê xuống thấp cần được cứu gỡ Giá cà phê xuống thấp cần được cứu gỡ

gày giao dịch cuối cùng của tháng 8-2015 trên sàn cà phê London vừa chấm dứt. Giá thị trường nội địa và kỳ hạn quay về mức thấp nhất tính từ ngày 1-10-2014 - đầu niên vụ 2014-15. Xem ra thử thách còn lớn, cam go còn nhiều cho thị trường cà phê.

04/09/2015
 Cuộc cách mạng trong sản xuất nông nghiệp Cuộc cách mạng trong sản xuất nông nghiệp

Từ một tỉnh nghèo, Hà Tĩnh triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) với số tiêu chí bình quân chưa với tới 5 tiêu chí. Tuy nhiên sau 5 năm vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đã có sự trỗi dậy thần kỳ với 26 xã đã đạt chuẩn NTM và phấn đấu hết năm nay sẽ có thêm 26 xã nữa về đích và không còn xã dưới 7 tiêu chí 13 sản phẩm chủ lực

04/09/2015
Các thuật ngữ trên bao bì phân bón Các thuật ngữ trên bao bì phân bón

Bà con nông dân không nên mua các loại phân ghi hàm lượng dinh dưỡng không rõ ràng, nhập nhèm, tỷ lệ % yếu tố dinh dưỡng quá thấp nhằm tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.

04/09/2015