Mỹ: Ngô Không Còn Là Cây Lương Thực

Lần đầu tiên ở Mỹ có tình trạng ngô được dùng để chế tạo làm nhiên liệu sinh học nhiều hơn làm thức ăn gia súc, làm giá ngô tăng vọt, gây nhức nhối cho người chăn nuôi và người dân ở các nước nghèo vẫn dùng ngô làm lương thực.
Vốn dĩ cây ngô được xếp vào nhóm cây lương thực; ngô còn được dùng làm thức ăn gia súc. Nhưng giờ đây ngô ngày càng được sử dụng nhiều hơn để làm nhiên liệu cho xe ô tô. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp Mỹ thì năm nay là năm đầu tiên ngô được chế biến công nghiệp thành biomethanol nhiều hơn là dùng để chăn nuôi. Mỹ là nước có sản lượng ngô cao nhất thế giới.
Tính từ 1/9/2010 đến 31/8/2011, ngành công nghiệp chế biến biomethanol tiêu thụ hết 128 triệu tấn ngô. Con số này tương đương 40 % sản lượng ngô năm trước. Khoảng 127 triệu tấn ngô được dùng để làm thức ăn chăn nuôi. Chỉ có khoảng 35 triệu tấn được dùng làm lương thực, làm bỏng ngô để ăn sáng, làm tinh bột, chất làm ngọt và làm một số sản phẩm khác.
Sản lượng biomethanol ở Mỹ trong những năm qua ngày một tăng. Thí dụ năm: 2001 khoảng 25 triệu tấn ngô được dùng để chế biến thành nhiên liệu sinh học, năm 2006 đã lên đến 53 triệu tấn, và theo Bộ Nông nghiệp Mỹ thì năm tới con số này sẽ là 131 triệu tấn.
Do nhu cầu tăng nên giá ngô tăng nhanh: Đầu năm 2011, giá ngô đã lên đến mức kỷ lục. Bất chấp tình trạng giá cả tăng vọt, các doanh nghiệp Mỹ vẫn sản xuất tới 52 tỷ lít bioethanol vì với giá xăng dầu hiện nay trên thị trường, sản xuát nhiên liệu sinh học từ ngô vẫn sinh lời.
Trong khi đó người chăn nuôi ở Mỹ kêu ca nhiều về chi phí đầu vào ngày càng tăng, họ lo sợ rằng xu hướng này còn tiếp diễn. Ông Bill Roenigk thuộc National Chicken Council, Hiệp hội Vận động hành lang của giới chăn nuôi gia cầm nói: "Giới sản xuất ethanol bao giờ cũng có lợi thế hơn những người chăn nuôi gia súc, gia cầm vì theo luật định thu mua ethanol được nhà nước bảo đảm."
Tuy nhiên không phải chỉ có giới chăn nuôi Mỹ bị tác động xấu của việc tăng giá ngô. Nhiều tổ chức nhân đạo trên thế giới cho rằng lương thực đã bị sử dụng làm chất đốt nên giá cả tăng lên. Nhân dịp hội nghị G-20, các tổ chức này đã yêu cầu các nước không nên hy vọng vào nhiều vào nhiên liệu sinh học, nhưng đề nghị này không được chấp nhận. Trong khi nhà nông Mỹ lo sợ không kham nổi giá ngô làm thức ăn chăn nuôi thì người dân ở các nước nghèo đang lâm vào tình trạng điêu đứng vì giá lương thực trên thị trường thế giới ngày một tăng
Có thể bạn quan tâm

“Đa phần nông dân vùng ven Tuy Hòa này đều trông vào mấy chậu hoa để kiếm chút tết. Đất đai ngày càng hiếm. Nhu cầu cất nhà nhiều quá, đẩy giá đất lên, nhiều bà con cứ cắt đất sản xuất để bán ăn dần. Thành ra nông dân “tay không”, phải đi thuê đất trồng hoa, làm chỉ có huề vốn. Vì vậy, thấy đất bằng mà bỏ không nhiều năm, bà con đánh liều rủ nhau… làm đại!” - bà Thái Thị An ở khu phố Ninh Tịnh 5, phường 9, cho hay.

Lão nông Nguyễn Văn Hưng ở ấp Mỹ Hòa cho biết: “Vụ đông xuân năm trước, tôi làm 7.000m2 lúa OM 5451, bán với giá 5.700 đồng/kg. Năm nay chỉ còn 4.700 đồng/kg; mỗi 1 công lúa (1.000m2) thất thu khoảng 1 triệu đồng. Trừ tất cả các chi phí thì lời không nhiều”.

Macadamia còn được gọi là cây Maca, đang được các phương tiện truyền thông ở nước ta coi là "cây trồng tỷ đô", hoặc "cây hoàng hậu" bị nông dân "hững hờ". Vậy, giá trị và giá cả thực tế của cây này ra sao, khả năng phát triển ở Việt Nam như thế nào?

So với cùng thời điểm năm ngoái, lượng khách hàng mua rau tăng khoảng 5% và giá cả chưa có nhiều biến động so với ngày thường. Hiện tại, HTX bán rau bắp cải với giá 3-4 nghìn đồng/kg, su hào 5 nghìn đồng/kg, khoai tây 9 nghìn đồng/kg... Với mức giá này, bình quân mỗi sào rau màu xã viên thu lãi từ 3-5 triệu đồng đối với mỗi sào củ, quả.

Theo đó, mô hình được thực hiện trên cánh đồng thuộc 2 xóm An Thành và Trung Thành, thu hút trên 100 hộ nông dân tham gia. GS9 là giống lúa lai 3 dòng, được nghiên cứu và lai tạo bởi sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với tập đoàn SL Agritech (Philipinnes) có nhiều ưu điểm như: sức sinh trưởng và phát triển tốt, cứng cây, bông dài, ít sâu bệnh. Đặc biệt, có thể gieo cấy được cả ở vụ xuân và vụ mùa, cho năng suất cao.