Mỹ là thị trường nhập khẩu số 1 của cá tra Việt Nam

Trong quý đầu năm nay, EU NK 59,6 triệu pao cá tra Việt Nam, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2014 và đây cũng là khối lượng NK thấp nhất trong 5 năm qua. Trong khi 4 tháng đầu năm nay, NK cá tra Việt Nam vào Mỹ tăng 6,7% đạt 79,5 triệu pao.
Sự thay đổi trong quy định dán nhãn thực phẩm của Ủy ban châu Âu ban hành tháng 12/2014 cũng làm thay đổi nhu cầu thị trường. Quy định mới yêu cầu các nhà sản xuất thủy sản phải liệt kê cụ thể nếu sản phẩm của họ có chứa nước.
Đối với các sản phẩm thủy sản cắt miếng, cắt khúc, philê hoặc nguyên con; hàm lượng nước trong sản phẩm phải được ghi rõ trong tên của sản phẩm nếu hàm lượng nước chiếm hơn 5% khối lượng của thành phẩm.
Theo các thương lái, quy định dán nhãn này buộc các nhà bán lẻ ở EU phải cân nhắc có nên nhập hay không do lo ngại nhãn sản phẩm có bao gồm thông tin về hàm lượng nước sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu của người tiêu dùng ở thị trường khó tính này.
USD tăng khiến Mỹ trở thành thị trường hấp dẫn cho các nhà cung cấp thủy sản thế giới từ giữa năm 2014 đến nay.
Theo Urner Barry, giá cá tra trung bình trên thị trường Mỹ giảm trong tháng 6/2015 – mức giảm lần đầu tiên kể từ tháng 5/2014. Đây cũng là một yếu tố khiến Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ hàng đầu của cá tra Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi hầu hết các hộ nông dân ở xã Hà Thanh (Tứ Kỳ) còn coi việc cấy lúa để bảo đảm nguồn lương thực, thì gia đình anh Phạm Xuân Thảo (38 tuổi) ở thôn Hàm Cách lại xác định cây lúa là "chìa khóa" để làm giàu.

Anh nông dân Hoa Sĩ Hiền ở xã Tân An, thị xã Tân Châu, An Giang không phải là một nhà khoa học. Anh không có học hàm học vị, song giống lúa mà anh nghiên cứu ra có thể giúp bà con nông dân không tốn một giọt thuốc bảo vệ thực vật nào

Một phần tư sản lượng gạo của Thái Lan, nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới, có thể đã bị “chìm” trong nước lũ. Giá 1 tấn gạo của Thái Lan có thể sẽ tăng hơn 34% sau lũ và phần nào tác động đến giá lương thực thế giới

Trước yêu cầu khống chế các loại dịch bệnh gây hại trên lúa, đặc biệt là dịch rầy nâu, ngành nông nghiệp đề ra giải pháp gieo sạ đồng loạt, tập trung để né rầy. Điều này kéo theo là thời vụ thu hoạch lúa cũng tập trung, trong khi đó máy gặt đập liên hợp trong vùng chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của nông dân

UBND tỉnh Bến Tre vừa có văn bản cho phép các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, người nuôi tôm… trong tỉnh được phép nhập tôm giống và thả nuôi tôm trở lại kể từ ngày 1-6. Như vậy sau hơn 1 tháng tạm ngưng thả giống do tình trạng dịch bệnh làm tôm chết hàng loạt, nay môi trường nuôi đã ổn định, thời tiết thuận lợi… nên tỉnh cho phép thả nuôi nhằm tăng cường nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu trong thời gian tới.