Mỹ là thị trường nhập khẩu số 1 của cá tra Việt Nam

Trong quý đầu năm nay, EU NK 59,6 triệu pao cá tra Việt Nam, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2014 và đây cũng là khối lượng NK thấp nhất trong 5 năm qua. Trong khi 4 tháng đầu năm nay, NK cá tra Việt Nam vào Mỹ tăng 6,7% đạt 79,5 triệu pao.
Sự thay đổi trong quy định dán nhãn thực phẩm của Ủy ban châu Âu ban hành tháng 12/2014 cũng làm thay đổi nhu cầu thị trường. Quy định mới yêu cầu các nhà sản xuất thủy sản phải liệt kê cụ thể nếu sản phẩm của họ có chứa nước.
Đối với các sản phẩm thủy sản cắt miếng, cắt khúc, philê hoặc nguyên con; hàm lượng nước trong sản phẩm phải được ghi rõ trong tên của sản phẩm nếu hàm lượng nước chiếm hơn 5% khối lượng của thành phẩm.
Theo các thương lái, quy định dán nhãn này buộc các nhà bán lẻ ở EU phải cân nhắc có nên nhập hay không do lo ngại nhãn sản phẩm có bao gồm thông tin về hàm lượng nước sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu của người tiêu dùng ở thị trường khó tính này.
USD tăng khiến Mỹ trở thành thị trường hấp dẫn cho các nhà cung cấp thủy sản thế giới từ giữa năm 2014 đến nay.
Theo Urner Barry, giá cá tra trung bình trên thị trường Mỹ giảm trong tháng 6/2015 – mức giảm lần đầu tiên kể từ tháng 5/2014. Đây cũng là một yếu tố khiến Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ hàng đầu của cá tra Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Lần đầu tiên thịt heo đạt chuẩn VietGAP có kênh tiêu thụ riêng, góp phần tạo ra phân khúc thịt an toàn VietGAP mà người tiêu dùng có nhu cầu ngày càng nhiều nhờ bảo đảm vệ sinh thực phẩm. Đó là kết quả của hơn 5 năm thực hiện Dự án Lifsap - nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.

Nuôi gà là nghề “xưa như trái đất”, nhưng để kiếm tới hơn nửa tỷ đồng nhờ triết lý cộng sinh trồng bèo hoa dâu và nuôi gà thì ít ai dám tin. Đó là câu chuyện của lão nông Nguyễn Chừ ở thôn Phong Niên, xã Tịnh Phong (Sơn Tịnh).

Với mục tiêu hạn chế ô nhiễm do chất thải từ chăn nuôi những năm qua, Quảng Ngãi đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ ứng dụng công nghệ sinh học vào chăn nuôi nhằm giúp người dân vừa tăng gia sản xuất, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.

Từ hiệu quả mô hình trồng mè trên đất trồng lúa kém hiệu quả ở thôn Tăng Lợi, xã Canh Vinh, ngày 9.10, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh đã phối hợp với Trạm KN huyện Vân Canh tổ chức Hội thảo nhân rộng mô hình thâm canh cây mè trên chân đất lúa chuyển đổi.

UBND tỉnh đã có văn bản trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét, thống nhất cho sử dụng gần 2,5 tỉ đồng từ nguồn dự phòng chi ngân sách tỉnh để hỗ trợ kinh phí mua giống cây trồng cạn thực hiện chuyển đổi sản xuất trên đất lúa do hạn hán vụ Hè Thu năm 2015.