Mỹ ban hành quy định mới với nhà cung cấp cá da trơn Việt Nam

Trong đó yêu cầu tiến hành thanh tra tại chỗ các trang trại và các nhà xưởng chế biến đối với cả những nhà sản xuất trong và ngoài nước, hầu hết từ Việt Nam, nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn đồng nhất.
Những quy định mới này dự kiến có hiệu lực từ tháng 3/2016 và sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn trong hơn 18 tháng.
Theo đó cho phép các nhà cung cấp nước ngoài có thời gian để tiến hành những thay đổi cần thiết để đáp ứng những yêu cầu của USDA.
Hiện cá da trơn là món thủy sản phổ biến thứ 6 ở Mỹ.
Các nhà sản xuất Mỹ đã cáo buộc Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm nước này (FDA) không chịu ngừng nhập khẩu cá da trơn chứa kháng sinh và các hóa chất bị cấm khác.
Các nhà sản xuất Mỹ cũng đã thuyết phục các nghị sỹ thông qua đạo luật cho phép thực thi chương trình giám sát cá da trơn mới -lần đầu tiên được đưa vào Luật Nông trại năm 2008 và được tái khẳng định trong năm 2014.
Các nhà sản xuất Việt Nam và các nhà thương lượng thương mại đã bày tỏ quan ngại rằng hoạt động nhập khẩu cá da trơn sẽ bị cấm cho tới khi các nhà sản xuất có thể đáp ứng những yêu cầu mới của USDA, đồng thời sẽ gây ra trở ngại lớn cho lĩnh vực xuất khẩu quan trọng.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 3/2013, Trung tâm Thủy sản Tuyên Quang phối hợp Trạm Khuyến nông huyện Chiêm Hóa triển khai mô hình nuôi xen canh cá - lúa tại thôn Làng Tạc, Làng Non (xã Yên Nguyên).

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất cây trồng, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế đã góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Nhiều mô hình, cách làm mới đã được triển khai. Việc trồng bí áp dụng công nhệ làm giàn leo, bước đầu đã đem lại những kết quả khả quan, mở ra hướng đi mới cho người trồng bí.

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên phối hợp Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Tây Hòa triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại 4 hộ với quy mô 0,3 ha.

Đồng Tâm là xã nghèo, vùng sâu, xa của huyện Đồng Phú (Bình Phước). Điều là cây trồng chủ lực đem lại lợi ích kinh tế chính cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, khoảng 3-4 năm trở lại đây, cây tầm gửi xuất hiện và sống ký sinh trên cây điều, chủ yếu ở cây điều 10 năm tuổi với diện tích gây hại khoảng 200 ha.

Tôm thẻ chân trắng hiện là đối tượng con nuôi chủ lực của vùng nuôi mặn lợ của tỉnh Nam Định với tổng diện tích 486ha bởi dễ nuôi, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao và thị trường tiêu thụ rộng.