Tầm Gửi Sống Ký Sinh Gây Hại 200 Ha Điều

Đồng Tâm là xã nghèo, vùng sâu, xa của huyện Đồng Phú (Bình Phước). Điều là cây trồng chủ lực đem lại lợi ích kinh tế chính cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, khoảng 3-4 năm trở lại đây, cây tầm gửi xuất hiện và sống ký sinh trên cây điều, chủ yếu ở cây điều 10 năm tuổi với diện tích gây hại khoảng 200 ha.
Những cây điều bị tầm gửi ký sinh sinh trưởng kém, lá xơ xác, cành trơ trụi, không có khả năng ra hoa, đậu trái. Một số hộ phải chặt bỏ vườn điều để thay thế cây trồng khác vì không thể thu hoạch khi mật độ tầm gửi ký sinh nhiều và lây lan khắp vườn.
Ông Lê Văn Hưng ở ấp 3 cho biết, gia đình có 2 ha điều xen cà phê đã cho thu hoạch trên 10 năm, nhưng khoảng 2 năm trở lại đây, cây tầm gửi ký sinh khắp vườn điều. Ông đang định chặt bỏ hết diện tích điều. Rất may cây cà phê trồng xen dưới tán điều không bị tầm gửi gây hại.
Theo ông Nguyễn Hồng Phước, Trưởng ấp 3, tầm gửi ký sinh vào cây điều từ 3-4 năm trở lại đây. Trước đây, tầm gửi chỉ xuất hiện tại những vườn cạnh rừng, nhưng khi diện tích rừng càng thu hẹp thì tầm gửi lại xuất hiện nhiều trên cây điều, khiến năng suất điều giảm 30-80%.
Trạm Khuyến nông huyện Đồng Phú đã khuyến cáo nông dân thực hiện các biện pháp thủ công, thăm vườn thường xuyên. Khi phát hiện có tầm gửi phải cắt, gỡ bỏ khỏi các cành điều và thu gom xử lý, nhằm hạn chế sự lây lan của ký sinh tầm gửi, bảo vệ vườn điều.
Có thể bạn quan tâm

Anh Nhuận cho biết: “Dê là loài ăn tạp, sức đề kháng cao nên nuôi không vất vả và tốn kém”. Thời gian dê con trưởng thành và cho sinh sản chỉ từ 7 đến 12 tháng; thời điểm này, dê có trọng lượng

Giá cao su xuất khẩu giảm mạnh gây khó khăn chung cho các doanh nghiệp trồng cao su trong nước. Ở khu vực Tây Nguyên, khi giá cao su giảm, đời sống của công nhân và tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty cao su càng khó khăn hơn.

Gia đình anh Hải thuộc diện hộ nghèo trong xã. Những năm trước đây, sản xuất không đủ ăn, năm nào cũng thiếu, cuộc sống cực khổ. Từ đầu năm 2013, địa phương triển khai đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

Gia đình anh Nguyễn Văn Minh ở thôn Nam Xuân, xã Nam Đà (Krông Nô - Đắk Nông) hiện có vườn vải 400 gốc, cho thu hoạch mỗi năm 25 tấn, đưa lại tổng thu nhập 700 triệu đồng.

Trong vòng 10 ngày trở lại đây, giá tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh ĐBSCL tăng ít nhất 10.000 đồng/kg, từ 87.000 đồng lên 97.000 đồng/kg loại 100 con/kg tại ao. Dự báo xu hướng giá tôm thẻ chân trắng sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới do sản lượng tôm năm nay của Thái Lan không đạt như kỳ vọng, trong khi nhu cầu thị trường mỗi ngày một tăng.