Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kết Quả Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Thương Phẩm

Kết Quả Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Thương Phẩm
Ngày đăng: 30/12/2013

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên phối hợp Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Tây Hòa triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại 4 hộ với quy mô 0,3 ha.

Số lượng cá giống thả nuôi là 30.000 con, mật độ thả nuôi là 10 con/m2. Các hộ dân tham gia thực hiện mô hình nuôi cá rô đầu vuông được hỗ trợ 100% cá giống và 30 % thức ăn. Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 60.075.000 đồng, trong đó, tổng kinh phí hỗ trợ về con giống và thức ăn là 27.450.000 đồng. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật.

Để mô hình được triển khai thuận lợi và đạt hiệu quả cao, các hộ tham gia mô hình phải thực hiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật đề ra như: Thực hiện đúng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, nâng cao giá trị sản xuất, ổn định thu nhập cho nông dân… Đồng thời, Ban quản trị HTX Hòa Mỹ Tây đứng ra làm đại diện cho nhóm hộ tham gia thực hiện mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm và Trung tâm KNKN tỉnh đã ký hợp đồng lao động với 01 cán bộ kỹ thuật để theo dõi và hướng dẫn bà con nông dân tham gia mô hình.

Tại buổi hội nghị tổng kết, ông Trần Văn Thái, Phó chủ nhiệm HTX Hòa Mỹ Tây cho biết, trong quá trình thực hiện, nhận thấy loài cá rô đầu vuông này thích ứng với điều kiện khí hậu, nguồn nước ở địa phương (đối với vụ nuôi từ tháng 7 đến tháng 11) nên cá lớn nhanh, ít bệnh tật, kỹ thuật nuôi đơn giản. Với đặc điểm loài cá phàm ăn, thức ăn nuôi có thể tận dụng được từ nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, vì thế đây được coi là loài cá giúp bà con nông dân xóa đói giảm nghèo.

Ông Nguyễn Khắc Tân, Phó Giám đốc Trung tâm KN-KN Phú Yên đánh giá, đây là mô hình nuôi mới, bước đầu đạt hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ canh tác của bà con nông dân trong địa phương. Việc tiêu thụ đối tượng này trên thị trường hiện cũng khá thuận lợi nên nuôi cá rô đầu vuông đang được bà con hồ hởi đón nhận.

Qua 5 tháng triển khai, các hộ tham gia mô hình đã thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật nuôi nên cá rô đầu vuông sinh trưởng, phát triển tốt. Trong suốt quá trình nuôi không để dịch bệnh xảy ra, tỷ lệ nuôi sống đạt 77%, cao hơn mục tiêu đề ra 7%. Kết quả khi nghiệm thu mô hình cho thấy, sau 5 tháng nuôi cá đạt kích cỡ 8-9 con/kg, năng suất ước đạt 8,1 tấn/ha (cao hơn mục tiêu đề ra 1,1 tấn/ ha). Hiện nay giá bán cá thương phẩm ngay tại hộ nuôi 50.000 đồng/kg, nếu bán để làm cá giống giá 70.000- 80.000 đồng/kg.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Chân Trắng Sẽ Chiếm Hơn 70% Sản Lượng Tôm Đông Lạnh Xuất Khẩu Ở Khánh Hòa Tôm Chân Trắng Sẽ Chiếm Hơn 70% Sản Lượng Tôm Đông Lạnh Xuất Khẩu Ở Khánh Hòa

Theo các doanh nghiệp chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, năm nay, mặt hàng tôm chân trắng xuất khẩu khoảng hơn 35 nghìn tấn, chiếm hơn 70% sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu.

16/03/2013
Cá Lóc Tam Nông Trúng Mùa, Trúng Giá Cá Lóc Tam Nông Trúng Mùa, Trúng Giá

Nông dân huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) hiện đang thu hoạch vụ nuôi cá lóc thương phẩm trong niềm phấn khởi bởi cá lóc trúng mùa, trúng giá…

19/08/2013
Dừng Thả Nuôi Tôm Ở Các Khu Vực Bị Bệnh Ở Tuy An (Phú Yên) Dừng Thả Nuôi Tôm Ở Các Khu Vực Bị Bệnh Ở Tuy An (Phú Yên)

Từ đầu vụ năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện Tuy An (Phú Yên) đã thả nuôi hơn 310ha tôm, đến nay đã có hơn 29,5ha tôm nuôi bị dịch bệnh. Nguyên nhân ban đầu được xác định tôm chết chủ yếu là bị thân đỏ đốm trắng, hội chứng gan tụy… UBND huyện Tuy An đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các xã tăng cường phòng, chống dịch bệnh không để lây lan ra diện rộng, dừng thả tôm ở khu vực bị bệnh, thực hiện các biện pháp cách ly, dập dịch…

24/04/2013
Làm Giàu Từ Nuôi Cá Chình Làm Giàu Từ Nuôi Cá Chình

Những năm gần đây, nhiều người dân trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng nhiều mô hình mới và đã mang lại hiệu quả kinh tế. Trong đó mô hình nuôi cá chình của ông Phạm Văn Tân, làng Hà Lâm, xã Sơn Lang là một điển hình. Nhờ nuôi cá chình mà gia đình ông Tân đã xóa đói giảm nghèo, vươn lên khá giả.

19/08/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Lợn Theo Công Nghệ Thái Lan Ở Giao Thủy (Nam Định) Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Lợn Theo Công Nghệ Thái Lan Ở Giao Thủy (Nam Định)

Từ năm 2011 trang trại nuôi lợn công nghiệp của anh Lại Văn Nhân (Cty TNHH Thái Việt) xã Giao Thịnh (Giao Thủy - Nam Định) đã áp dụng theo công nghệ Thái Lan. Ông Phạm Ngọc Vĩnh, trưởng quản lý trang trại cho biết, năm 2012, mặc dù giá lợn thương phẩm biến động nhưng Cty vẫn ổn định sản xuất, xuất bán được hơn 300 tấn thịt lợn thương phẩm và hơn 5.000 con giống lợn ngoại chất lượng cao. Trừ các chi phí sản xuất, Cty thu về hơn 3 tỷ đồng mỗi năm. Hiện tại, Cty đang chuẩn bị đàn lợn nái hậu bị với 2.800 con lợn giống Duroc.

17/03/2013