Mục Tiêu Năm 2020 Năng Suất Lao Động Nông Nghiệp Sẽ Đạt 2.000 USD/người

Mục tiêu hướng đến năm 2020 là năng suất lao động sản xuất nông nghiệp sẽ đạt 2.000 USD/người; tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp ở khâu làm đất đạt 95%, khâu gieo trồng, chăm bón đạt 70%, khâu thu hoạch đạt 70%, khâu chế biến đạt 80%.
Sáng qua (25.9), tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức hội thảo công bố kế hoạch hành động 4 ngành công nghiệp ưu tiên (công nghiệp điện tử; công nghiệp chế biến nông thủy sản; công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ông Cao Bảo Anh-Vụ Công nghiệp nặng, đại diện nhóm của ngành máy nông nghiệp của Bộ Công Thương cho biết, mục tiêu hướng đến năm 2020 là năng suất lao động sản xuất nông nghiệp sẽ đạt 2.000 USD/người; tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp ở khâu làm đất đạt 95%, khâu gieo trồng, chăm bón đạt 70%, khâu thu hoạch đạt 70%, khâu chế biến đạt 80%.
Ông Cao Bảo Anh cho biết, với mục tiêu nói trên, ngành sẽ khuyến khích người nông dân sử dụng máy móc nông nghiệp; khuyến khích các nhà sản xuất cung cấp các loại máy móc nông nghiệp dựa theo nhu cầu của người dân; đồng thời, xây dựng các quy định nhằm tạo môi trường kinh doanh máy nông nghiệp lành mạnh...
Có thể bạn quan tâm

Thương vụ Úc tại Việt Nam ngày 10-12 đã thông tin chính thức về việc nguồn cung bò Úc giảm là do yếu tố “thời tiết”, chứ không phải do can thiệp của Chính phủ Úc.

Năm 2013, mô hình cải tạo đàn dông được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận phối hợp với Phòng Kinh tế Phan Thiết thực hiện với quy mô 900m2 tại xã Thiện Nghiệp. Thông qua việc thay đổi bằng giống dông đực Khu Lê, nhằm hướng tới mục đích cải tiến chất lượng, làm tươi máu, tránh đồng huyết, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi tại địa phương...

Cứ tưởng rằng ở trên núi cao, rừng thẳm, người dân chỉ có cách chống đói, thoát nghèo dựa vào đất đai, lâm sản… nhưng thật bất ngờ và độc đáo, một lão nông được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã "phát tài" nhờ nuôi thành công con cá tầm. Ông tên là Hà Văn Vận, dân tộc Mường ở thôn Sui Quan, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Từ đầu năm đến nay, gia đình anh Dương Văn Trọng, ở tổ 12, phường Tích Lương, T.P Thái Nguyên vẫn nuôi 500 con lợn bột, 50 con lợn nái/lứa và không tăng đàn.

Năm 2013 khép lại, đánh dấu sự thành công của nhiều mô hình nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Nhiều vùng nuôi liên tục thất bát trong năm trước, nay lại được mùa đã góp phần đem lại “sinh khí” mới cho loại hình nuôi trồng thủy sản này.