Mùa vui của người trồng dưa

Có mặt tại ruộng dưa gang lúc sáng sớm, ông Dương Văn Sơn (tổ 15, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình) cùng vợ và con trai tất bật hái dưa để cân cho thương lái. Chọn những trái dưa vừa cỡ, không quá lớn cũng không quá nhỏ, sau một tiếng đồng hồ, ông Sơn hái được 2 tạ dưa, cân bán tại ruộng cho thương lái với giá 4 nghìn đồng/kg. Bắt đầu xuống giống ngày 12.5 âm lịch, đến nay ruộng dưa của ông đã hái được 8 đợt. Ông Sơn vui vẻ nói: “Hai sào dưa này tốn 2 triệu đồng tiền đầu tư (giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh hại các loại…) nhưng bán được khoảng 13 triệu đồng. Trước mắt, được 8 triệu đồng rồi, còn 6 đợt thu hoạch nữa ước tính khoảng gần 5 triệu đồng. Thương lái đòi mua đứt đoạn 4 triệu đồng từ đây đến cuối mùa nhưng tôi không chịu”.
Ông Sơn cho biết, thời gian sinh trưởng, cho trái đến khi nhổ dây của cây dưa rất ngắn, khoảng tầm 1 tháng 10 ngày đối với những vụ trồng vào mùa nắng; những vụ trồng vào tháng lạnh thì kéo dài 2 tháng 20 ngày (từ tháng Chạp đến tháng Giêng âm lịch). Giá dưa gang cao nhất vào thời điểm tháng 10, 11 âm lịch vì đây là vụ dưa trái mùa. Vào những tháng đó, người trồng dưa phải sử dụng màn phủ nông nghiệp để bảo vệ cây khỏi chịu ảnh hưởng của thời tiết, tuy năng suất không cao nhưng bù lại giá dưa đạt 10 - 15 nghìn đồng/kg, có khi lên đến 19 nghìn đồng/kg. Sắp tới, ông Sơn tính trồng 6 sào dưa trái mùa, năng suất có thể không cao bằng những vụ khác nhưng bù lại giá dưa rất hấp dẫn.
Bà Lê Thị Sa (tổ 15, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình) cũng vui vì vụ dưa được giá. Gặp bà trên ruộng dưa gang gần 2 sào, vừa ngắt ngọn cho dưa bà Sa vui vẻ khoe: “Ngày mai tôi mới thu hoạch đợt đầu nhưng nghe thằng em cũng trồng dưa trên Bình Quý nói là thu được 30 triệu đồng/6 sào mà mới hái vài đợt, bán với giá 5,5 nghìn đồng/kg. Hiện tại ruộng dưa phát triển tốt, giá dưa dao động 4 - 5 nghìn đồng/kg nên tôi rất vui. Đối với người trồng dưa, trừ dưa trái mùa thì giá dưa này đã gọi là được giá rồi”.
Trò chuyện về ruộng dưa nhà mình, bà Sa cho biết thêm, vào thời điểm này năm ngoái, giá dưa khoảng 2 - 2,5 nghìn đồng/kg nhưng năm nay tăng lên gấp đôi. Giá dưa lên xuống thất thường không lường trước được. Người trồng dưa ngoài việc “trông trời, trông đất” còn phải “trông người trồng” bởi “hễ vụ mô mà nhiều người trồng thì giá dưa tụt xuống rất thấp” - bà Sa giải thích. Xen lẫn câu chuyện vui về mùa dưa được giá, không ít người nhắc đến những “mùa dưa buồn”. Bà Nguyễn Thị Thành (tổ 8, thôn Bình Hiệp, xã Bình Phục, Thăng Bình), người trồng dưa gang nhiều năm nói: “Trồng dưa bấp bênh lắm. Như nhà tôi nhiều vụ bị mất vốn đầu tư. Thương lái èo uột, giá dưa thấp nên chỉ còn cách đem về cho trâu, bò ăn. Thậm chí nhiều hộ không thu hoạch, để dưa chín tại đồng rồi lấy hạt giống hoặc bán cho những người mua hạt dưa về cho chim ăn với giá 80 - 100 nghìn đồng/lon, vớt vát được đồng nào hay đồng ấy. Biết là bấp bênh đó nhưng nhà nông thì biết làm chi chừ”. Tuy vậy, vụ dưa này bà Thành và nhiều nông dân khác đã tìm thấy niềm vui vì dưa đang được giá…
Có thể bạn quan tâm

Đang là mùa mưa nên nhiệt độ thường giảm xuống, các chỉ số môi trường thay đổi liên tục; Do đó người nuôi tôm ở Sóc Trăng cần theo dõi thông tin khuyến cáo của ngành chức năng, đặc biệt là thông báo quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, diễn biến thời tiết, cảnh báo dịch bệnh… để bà con có 1 vụ nuôi thành công.

Sò huyết Ô Loan là đặc sản của Phú Yên, nhưng nhiều năm nay loài thủy sản này gần như bị cạn kiệt. Nuôi sò huyết là công việc mới nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản đặc hữu của đầm Ô Loan. Hiện Nhà nước đang đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nuôi nhằm từng bước chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho người dân địa phương.

Theo báo cáo của Tổng Cục thủy sản (Bộ NN&PTNT), tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 40 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP). Trong đó có 30 cơ sở nuôi cá tra, diện tích khoảng 224ha, 6 cơ sở tôm nước lợ, với khoảng 160ha.

Lâu nay, người nuôi tôm thường gặp khó khăn do dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, đầu ra cho sản phẩm cũng rất bấp bênh. Trước tình hình này, Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải (Bạc Liêu) quy hoạch lại vùng nuôi tôm sạch, liên kết với doanh nghiệp hướng dẫn kỹ thuật nuôi, hỗ trợ con giống, chế phẩm vi sinh, bao tiêu sản phẩm… Từ đó giảm bớt nỗi lo cho người nuôi tôm trong huyện.

Tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất chọn làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long để thực hiện thí điểm tiểu dự án 2 “Sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long-Cát Bà” - dự án về lĩnh vực phát triển, bảo tồn nguồn lợi thủy sản.