Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

An Toàn Và Lãi Cao

An Toàn Và Lãi Cao
Ngày đăng: 25/04/2014

Chăn nuôi trên đệm lót bằng trấu, mùn cưa, men sinh học không chỉ an toàn, thân thiện môi trường, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thân thiện môi trường, lãi cao

Đến chuồng trại nuôi gà của bà Trần Thị Dành ở thôn Phước Lý, xã Quảng Phước (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) đã làm khiến chúng tôi ngỡ ngàng khi với hơn cả trăm con gà với một lượng phân thải khá lớn nhưng vẫn không ngửi thấy mùi hôi. Trên nền chuồng trại nuôi được lót một lớp trấu, trộn đều với chế phẩm men balasa, có chức năng lọc phân, khử khuẩn nên không phát ra mùi hôi xung quanh và khu dân cư...

Thị sát chuồng trại nuôi lợn của hộ Phan Thí ở thôn Đông Phước, xã Quảng Phước, chúng tôi yên tâm với mô hình an toàn sinh học này. Nền chuồng trại được phủ một lớp trấu, mùn cưa với độ dày gần một mét, không chỉ thân thiện môi trường mà còn an toàn dịch bệnh.

Kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng mô hình đơn giản, chi phí thấp nhưng an toàn dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường, gia súc gia cầm không xảy ra dịch bệnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trấu và mùn cưa sẵn có tại địa phương, chi phí mỗi bao chỉ từ một đến ba ngàn đồng.

Chế phẩm men Balasa cũng dễ mua, giá cả thấp... Bà Dành cho biết, nuôi trăm con gà trên diện tích khoảng mười mét vuông, sau hơn hai tháng trừ mọi chi phí lãi gần sáu triệu đồng. Mỗi năm có thể nuôi được năm lứa, thu lãi 30 triệu đồng. Số lượng gà và diện tích nuôi nếu được tăng lên gấp ba, bốn lần có thể thu lãi cả trăm triệu đồng.

Với chăn nuôi lợn, ông Phan Thí nhẩm tính, nuôi mười con, chỉ sau ba tháng thu lãi khoảng năm triệu đồng. Mỗi năm nuôi ba lứa, thu lãi 15 triệu đồng. Nếu nuôi theo mô hình trang trại cả trăm con sẽ thu lãi mỗi năm 150 triệu đồng.

Cần nhân rộng...

Mô hình chăn nuôi lợn, gà thịt trên đệm lót sinh học (mùn cưa, trấu, men sinh học) được Trung tâm Khuyến nông lâm ngư tỉnh phối hợp với các địa phương triển khai thí điểm từ năm 2013. Từ nguồn vốn hỗ trợ của chương trình xây dựng nông thôn mới, trung tâm triển khai các mô hình chăn nuôi gà tại các xã Quảng An, Quảng Phú, Quảng Phước (huyện Quảng Điền), xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) với số lượng 3.000 con.

Mô hình chăn nuôi lợn được trung tâm triển khai tại xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền) và xã Quảng Phước (huyện Quảng Điền) với số lượng 165 con. Các mô hình được người dân tích cực hưởng ứng chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi mô hình chăn nuôi 100 con gà đều cho thu nhập bình quân 9 triệu đồng/lứa và mô hình lợn 10 con cho thu nhập bình quân 25 triệu đồng/lứa.

Ngoài thân thiện môi trường, dễ nuôi, lãi khá, chăn nuôi trên đệm lót bằng mùn cưa, trấu, men sinh học còn có ưu điểm là không chiếm nhiều diện tích nên có thể tận dụng tối đa các vùng đất trong vườn nhà.

Ông Phan Hùng Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phước cho biết, sau khi các mô hình triển khai thí điểm có hiệu quả, nhiều hộ dân trên địa bàn có nhu cầu chăn nuôi để phát triển kinh tế. Kỹ thuật xây dựng mô hình tuy không khó, nhưng nhiều hộ vẫn còn lúng túng là trở ngại trong việc nhân rộng mô hình.

Trung tâm Khuyến nông lâm ngư, cơ quan chức năng cần quan tâm mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi và xây dựng chuồng trại cho bà con. Nguồn vốn để nhân rộng mô hình có quy mô gia trại, trang trại hàng chục con đến cả trăm con là khá lớn, nằm ngoài khả năng của người dân. Các hộ có nhu cầu phát triển chăn nuôi đều có nguyện vọng được các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.

Quy hoạch vùng chăn nuôi đối với các trang trại cũng là vấn đề cần đặt ra. Chính quyền địa phương, các ban ngành cấp trên cần chọn những vùng đất phù hợp, xa dân cư để phát triển kinh tế trang trại, gia trại có quy mô lớn. Phát triển chăn nuôi phải gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Các cơ quan, ban ngành và người dân cần có sự liên kết trong sản xuất kinh doanh, trong đó thị trường tiêu thụ ổn định là vấn đề quan trọng...


Có thể bạn quan tâm

Đề xuất nâng hàm lượng ẩm trong cá tra lên tối đa 84,1% Đề xuất nâng hàm lượng ẩm trong cá tra lên tối đa 84,1%

Nhóm nghiên cứu thuộc Tổng cục Thủy sản vừa đề xuất nâng hàm lượng nước trong sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh xuất khẩu lên mức tối đa là 84,1%, thay vì 83% như đã quy định trước đó tại nghị định cá tra.

22/05/2015
Giá xuống thấp, hàng ngàn ha cao su bị chặt bỏ Giá xuống thấp, hàng ngàn ha cao su bị chặt bỏ

Theo thống kê, từ năm 2014 đến nay, hơn 1.800 ha cao su đã bị chặt hạ. Riêng huyện Bù Đốp đã có tới gần 400 ha cao su bị chặt phá để thay thế bằng cây tiêu và điều.

22/05/2015
Hành tím Vĩnh Châu tăng giá gấp 5 lần, xuất hiện nạn găm hàng Hành tím Vĩnh Châu tăng giá gấp 5 lần, xuất hiện nạn găm hàng

Những ngày qua, giá hành tím tại thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) bắt đầu tăng trở lại hơn gấp 5 lần so với trước khi “giải cứu”. Đã xuất hiện tình trạng găm hàng chờ giá cao.

22/05/2015
Hỗ trợ tối đa cho vải thiều xuất ngoại Hỗ trợ tối đa cho vải thiều xuất ngoại

Ngày 21/5, tiếp tục chương trình xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2015, UBND tỉnh Bắc Giang và UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị xúc tiến xuất khẩu (XK) vải thiều tại tỉnh Lạng Sơn nhằm tạo mọi điều kiện hỗ trợ tối đa tiêu thụ vải thiều.

22/05/2015
Cách làm lớn cho trái vải nhỏ Cách làm lớn cho trái vải nhỏ

Chỉ còn gần một tháng nữa Bắc Giang sẽ bước vào vụ thu hoạch vải thiều. Rút kinh nghiệm từ bài học của dưa hấu, hành tím..., vụ vải năm 2015, Bắc Giang đã chuẩn bị rất sớm, chủ động kết nối tiêu thụ vải tại thị trường nội địa, xúc tiến xuất khẩu vải giá cao vào các thị trường khó tính.

22/05/2015