Mùa vịt thả đồng

Công việc này vừa mang lại nhiều hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân, vừa giúp chất lượng vịt thương phẩm tốt hơn, năng suất trứng cũng cao hơn.
Chăn vịt thả đồng ở bờ kênh tiêu suối Ông Hùng (xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu).
Đi khắp các nẻo đường, trên bờ kênh còn đầy ắp nước, bên cạnh những chiếc máy gặt đập liên hợp thấp thoáng ở cánh đồng lúa vàng là những đàn vịt đồng đang chộn rộn tìm những hạt thóc còn sót lại trên đồng.
Thỉnh thoảng chúng tranh giành nhau những con cua, con ốc, nhái vừa được phát hiện trong bụi rạ hoặc dưới hang sâu trong bờ ruộng.
Tại khu vực Suối Ông Hùng (xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu), một người người đàn ông trạc 30 tuổi đang chăm nom đàn vịt cho biết, đàn vịt này mới vừa đưa lên từ tỉnh Long An, vì ở trên này đang vào mùa lúa chín, có nhiều thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho vịt.
Khi ở cánh đồng này hết thức ăn, chủ sẽ di chuyển đàn vịt sang cánh đồng khác để tìm nguồn thức ăn mới.
Ông Nguyễn Văn Mấy- Chi cục trưởng Chi cục Thú y Tây Ninh cho biết: Hầu hết những đàn vịt thả đồng vào mùa thu hoạch lúa từ miền Tây đưa lên là vịt đẻ lấy trứng.
Nhờ nguồn dinh dưỡng (lúa, cua, ốc, cá đồng...) bổ sung cho đàn vịt, người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí thức ăn, nâng cao được chất lượng của trứng vịt, hiệu quả kinh tế thu được sẽ cao hơn.
Ông Mấy cũng cho biết thêm, trước đây những đàn vịt thả đồng nhập tỉnh đều được cán bộ thú y các huyện, thành phố kiểm tra chặt chẽm cấp giấy chứng nhận tiêm phòng và sổ theo dõi quá trình chăn nuôi.
Nhưng qua thời gian kiểm lại thì hầu hết sổ sách đã bị mất hoặc hư hỏng, do họ thường xuyên phải chạy đồng, trong điều kiện nay đây mai đó, mưa gió thất thường.
Vì vậy, điều đáng lo là hầu hết những đàn vịt được thả rông trên những cánh đồng rộng lớn hiện nay trong tỉnh, ngành Thú y rất khó kiểm soát về an toàn vệ sinh dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Với lợi thế điều kiện chăn nuôi thuận lợi, việc hỗ trợ bò cho người dân miền núi đã mang lại kết quả khả quan. Dự án này đang được tiếp tục nhân rộng, huy động các nguồn lực xã hội để giúp người dân miền núi thoát nghèo.

Trăn thịt loại khoảng 6 kg/con đang được nhiều thương lái và cơ sở thu mua ở mức 300.000-310.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước; còn trăn loại khoảng 30 kg/con trở lên có giá khoảng 260.000-270.000 đồng/kg. Do giá trăn thịt ở mức khá cao đã kích thích người dân phát triển nuôi nên trăn giống đang có giá từ 400.000- 450.000 đồng/con (loại khoảng 100-150 gram/con).

Vợ chồng anh Ba Lệ Bắc trú xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên có 10 sào đất màu chuyên canh các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Năm ngoái, họ dành nửa diện tích trồng ớt, còn nửa tỉa bắp lai. Nhờ đất giàu dinh dưỡng, nước tưới dồi dào, cây sinh trưởng tốt nên anh Ba hái được tổng cộng 7 tấn quả tươi từ 5 sào ớt.

Bên cạnh đó, xây dựng mô hình và quy trình kỹ thuật áp dụng cơ giới hóa đồng bộ các khâu trong sản xuất khoai lang ở huyện Bình Tân, áp dụng với điều kiện đất khô, trên ruộng luân canh một vụ khoai lang vụ Đông Xuân- một vụ lúa Hè Thu.

Đang mùa đánh bắt nhưng bến cảng Nghĩa Phú, TP.Quảng Ngãi, không nhộn nhịp như mọi khi. Hơn 120 chiếc tàu làm nghề lưới chuồn nằm bờ sớm hơn những vụ mùa trước. Năm nay, ngư dân hành nghề lưới chuồn ở Nghĩa An, Nghĩa Phú, kết thúc mùa biển sớm hơn từ 1 đến 2 tháng.