Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa vịt thả đồng

Mùa vịt thả đồng
Ngày đăng: 08/11/2015

Công việc này vừa mang lại nhiều hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân, vừa giúp chất lượng vịt thương phẩm tốt hơn, năng suất trứng cũng cao hơn.

Chăn vịt thả đồng ở bờ kênh tiêu suối Ông Hùng (xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu).

Đi khắp các nẻo đường, trên bờ kênh còn đầy ắp nước, bên cạnh những chiếc máy gặt đập liên hợp thấp thoáng ở cánh đồng lúa vàng là những đàn vịt đồng đang chộn rộn tìm những hạt thóc còn sót lại trên đồng.

Thỉnh thoảng chúng tranh giành nhau những con cua, con ốc, nhái vừa được phát hiện trong bụi rạ hoặc dưới hang sâu trong bờ ruộng.

Tại khu vực Suối Ông Hùng (xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu), một người người đàn ông trạc 30 tuổi đang chăm nom đàn vịt cho biết, đàn vịt này mới vừa đưa lên từ tỉnh Long An, vì ở trên này đang vào mùa lúa chín, có nhiều thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho vịt.

Khi ở cánh đồng này hết thức ăn, chủ sẽ di chuyển đàn vịt sang cánh đồng khác để tìm nguồn thức ăn mới.

Ông Nguyễn Văn Mấy- Chi cục trưởng Chi cục Thú y Tây Ninh cho biết: Hầu hết những đàn vịt thả đồng vào mùa thu hoạch lúa từ miền Tây đưa lên là vịt đẻ lấy trứng.

Nhờ nguồn dinh dưỡng (lúa, cua, ốc, cá đồng...) bổ sung cho đàn vịt, người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí thức ăn, nâng cao được chất lượng của trứng vịt, hiệu quả kinh tế thu được sẽ cao hơn.

Ông Mấy cũng cho biết thêm, trước đây những đàn vịt thả đồng nhập tỉnh đều được cán bộ thú y các huyện, thành phố kiểm tra chặt chẽm cấp giấy chứng nhận tiêm phòng và sổ theo dõi quá trình chăn nuôi.

Nhưng qua thời gian kiểm lại thì hầu hết sổ sách đã bị mất hoặc hư hỏng, do họ thường xuyên phải chạy đồng, trong điều kiện nay đây mai đó, mưa gió thất thường.

Vì vậy, điều đáng lo là hầu hết những đàn vịt được thả rông trên những cánh đồng rộng lớn hiện nay trong tỉnh, ngành Thú y rất khó kiểm soát về an toàn vệ sinh dịch bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Cà Đú Mùa Nho Chín Cà Đú Mùa Nho Chín

Ít ai ngờ dưới chân núi Cà Đú nắng tháng tư khô khốc là những vườn nho đang mùa cho trái ngọt. Vườn nho tiếp nối vườn nho lá xanh biêng biếc, trái chín treo chật cành. Nông dân địa phương đoàn kết nỗ lực vượt khó vươn lên làm giàu trên vùng đất sỏi bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm, chung tay xây dựng nông thôn mới.

29/07/2013
Anh Nguyễn Văn Hùng Thoát Nghèo Bền Vững Anh Nguyễn Văn Hùng Thoát Nghèo Bền Vững

Anh Nguyễn Văn Hùng, 52 tuổi, khu phố 5, thị trấn Tân Sơn (huyện Ninh Sơn) vươn lên thoát nghèo bền vững nhờ sản xuất nông nghiệp.

29/07/2013
Nỗ Lực Thoát Nghèo Nỗ Lực Thoát Nghèo

Là một trong những xã nghèo nhất của huyện miền núi Bác Ái, Phước Thành đang tìm kiếm và áp dụng nhiều mô hình kinh tế mới, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm giúp nhân dân từng bước thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.

29/07/2013
Anh Thành Ứng Dụng Hiệu Quả Máy Làm Cỏ Mía Anh Thành Ứng Dụng Hiệu Quả Máy Làm Cỏ Mía

Anh Nguyễn Hữu Thành 47 tuổi là nông dân đầu tiên ở thôn Tân Hiệp (Hòa Sơn, Ninh Sơn) ứng dụng máy làm cỏ mía niên vụ 2013- 2014. Máy làm cỏ mía trị giá 28 triệu đồng do Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ theo chương trình cơ giới hóa đồng ruộng. Trong đó, gia đình anh Thành đóng góp 8 triệu đồng.

29/07/2013
Tái Cấu Trúc Ngành Thủy Sản Tái Cấu Trúc Ngành Thủy Sản

Phải khẳng định rằng Thủy sản là một trong những nhóm ngành xuất khẩu chủ lực và là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, ngành Thủy sản gặp khó không chỉ ở yếu tố thị trường tiêu thụ bên ngoài mà còn chính ở những yếu tố nội tại trong nước. Vì vậy, việc tái cấu trúc quy trình sản xuất, xuất khẩu đang được đặt ra một cách cấp thiết.

30/07/2013