Mùa vịt thả đồng

Công việc này vừa mang lại nhiều hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân, vừa giúp chất lượng vịt thương phẩm tốt hơn, năng suất trứng cũng cao hơn.
Chăn vịt thả đồng ở bờ kênh tiêu suối Ông Hùng (xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu).
Đi khắp các nẻo đường, trên bờ kênh còn đầy ắp nước, bên cạnh những chiếc máy gặt đập liên hợp thấp thoáng ở cánh đồng lúa vàng là những đàn vịt đồng đang chộn rộn tìm những hạt thóc còn sót lại trên đồng.
Thỉnh thoảng chúng tranh giành nhau những con cua, con ốc, nhái vừa được phát hiện trong bụi rạ hoặc dưới hang sâu trong bờ ruộng.
Tại khu vực Suối Ông Hùng (xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu), một người người đàn ông trạc 30 tuổi đang chăm nom đàn vịt cho biết, đàn vịt này mới vừa đưa lên từ tỉnh Long An, vì ở trên này đang vào mùa lúa chín, có nhiều thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho vịt.
Khi ở cánh đồng này hết thức ăn, chủ sẽ di chuyển đàn vịt sang cánh đồng khác để tìm nguồn thức ăn mới.
Ông Nguyễn Văn Mấy- Chi cục trưởng Chi cục Thú y Tây Ninh cho biết: Hầu hết những đàn vịt thả đồng vào mùa thu hoạch lúa từ miền Tây đưa lên là vịt đẻ lấy trứng.
Nhờ nguồn dinh dưỡng (lúa, cua, ốc, cá đồng...) bổ sung cho đàn vịt, người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí thức ăn, nâng cao được chất lượng của trứng vịt, hiệu quả kinh tế thu được sẽ cao hơn.
Ông Mấy cũng cho biết thêm, trước đây những đàn vịt thả đồng nhập tỉnh đều được cán bộ thú y các huyện, thành phố kiểm tra chặt chẽm cấp giấy chứng nhận tiêm phòng và sổ theo dõi quá trình chăn nuôi.
Nhưng qua thời gian kiểm lại thì hầu hết sổ sách đã bị mất hoặc hư hỏng, do họ thường xuyên phải chạy đồng, trong điều kiện nay đây mai đó, mưa gió thất thường.
Vì vậy, điều đáng lo là hầu hết những đàn vịt được thả rông trên những cánh đồng rộng lớn hiện nay trong tỉnh, ngành Thú y rất khó kiểm soát về an toàn vệ sinh dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 20-11, tin từ một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trà ô-long xuất khẩu tại Lâm Đồng cho biết, khoảng 70 container chè thành phẩm của Việt Nam bị “tắc” tại cửa khẩu Đài Loan (Trung Quốc), đã được cơ quan chức năng sở tại cho thông quan bình thường.

Căn cứ vào quy hoạch diện tích đất lâm nghiệp, kế hoạch trồng rừng năm 2014, ngay từ đầu năm, huyện Thạch Thành đã giao kế hoạch trồng rừng cụ thể đến từng xã; chỉ đạo các phòng, ban có liên quan phối hợp với các xã hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng cho bà con nông dân; huy động nhân dân đào hố trồng cây theo quy hoạch, bảo đảm hoàn thành diện tích theo kế hoạch được giao.

Riêng 10 tháng đầu năm 2014, Hạt Kiểm lâm Quan Hóa đã cung ứng vật tư, cây giống “đầu vào”, chỉ đạo, tổ chức cho các hộ nhận khoán đất lâm nghiệp các xã như Thành Sơn, Trung Thành, Phú Xuân, Nam Động trồng mới được 200 ha (hoàn thành kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2014 do UBND tỉnh giao).

Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế nông thôn, ông Đàm Ngọc Hưng, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hàm Yên, cho biết, hiện Hàm Yên có 4.000 ha cam sành, trong đó có 2.400 ha cam đang cho thu hoạch.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) vừa chính thức công bố phê duyệt và cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học (ATSH) cho hai sự kiện ngô biến đổi gen (BĐG) GA21 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto). Các sự kiện ngô biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học lần này đều mang đặc tính chống chịu thuốc trừ cỏ.