Mùa vịt thả đồng

Công việc này vừa mang lại nhiều hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân, vừa giúp chất lượng vịt thương phẩm tốt hơn, năng suất trứng cũng cao hơn.
Chăn vịt thả đồng ở bờ kênh tiêu suối Ông Hùng (xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu).
Đi khắp các nẻo đường, trên bờ kênh còn đầy ắp nước, bên cạnh những chiếc máy gặt đập liên hợp thấp thoáng ở cánh đồng lúa vàng là những đàn vịt đồng đang chộn rộn tìm những hạt thóc còn sót lại trên đồng.
Thỉnh thoảng chúng tranh giành nhau những con cua, con ốc, nhái vừa được phát hiện trong bụi rạ hoặc dưới hang sâu trong bờ ruộng.
Tại khu vực Suối Ông Hùng (xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu), một người người đàn ông trạc 30 tuổi đang chăm nom đàn vịt cho biết, đàn vịt này mới vừa đưa lên từ tỉnh Long An, vì ở trên này đang vào mùa lúa chín, có nhiều thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho vịt.
Khi ở cánh đồng này hết thức ăn, chủ sẽ di chuyển đàn vịt sang cánh đồng khác để tìm nguồn thức ăn mới.
Ông Nguyễn Văn Mấy- Chi cục trưởng Chi cục Thú y Tây Ninh cho biết: Hầu hết những đàn vịt thả đồng vào mùa thu hoạch lúa từ miền Tây đưa lên là vịt đẻ lấy trứng.
Nhờ nguồn dinh dưỡng (lúa, cua, ốc, cá đồng...) bổ sung cho đàn vịt, người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí thức ăn, nâng cao được chất lượng của trứng vịt, hiệu quả kinh tế thu được sẽ cao hơn.
Ông Mấy cũng cho biết thêm, trước đây những đàn vịt thả đồng nhập tỉnh đều được cán bộ thú y các huyện, thành phố kiểm tra chặt chẽm cấp giấy chứng nhận tiêm phòng và sổ theo dõi quá trình chăn nuôi.
Nhưng qua thời gian kiểm lại thì hầu hết sổ sách đã bị mất hoặc hư hỏng, do họ thường xuyên phải chạy đồng, trong điều kiện nay đây mai đó, mưa gió thất thường.
Vì vậy, điều đáng lo là hầu hết những đàn vịt được thả rông trên những cánh đồng rộng lớn hiện nay trong tỉnh, ngành Thú y rất khó kiểm soát về an toàn vệ sinh dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Giá tôm đang tăng do nhu cầu nhập khẩu của một số thị trường tăng. Việt Nam khắc phục được dịch bệnh gây hiện tượng tôm chết hàng loạt là những yếu tố khiến các doanh nghiệp xuất khẩu tôm kỳ vọng nhiều hơn vào kết quả kinh doanh 6 tháng cuối năm.

Cùng với phát triển trồng rừng, nhiều năm qua cây sơn cũng đã được người dân ở một số thôn bản xã Tân An (Chiêm Hóa) đưa vào trồng. Qua thực tế trồng và chăm sóc nhiều năm cho thấy, việc trồng sơn lấy mủ đã mang lại một nguồn thu nhập ổn định, giúp cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng, mở ra một hướng đi mới trong chuyển đổi cây trồng ở địa phương.

Vụ cam năm 2011, huyện Hàm Yên có trên 2.326 ha, năng suất bình quân 130 tạ/ha, sản lượng đạt trên 28 nghìn tấn quả, tổng giá trị thu nhập đạt trên 150 tỷ đồng. Cuối vụ, cam bán được giá, nhiều nông dân trên địa bàn huyện đã có thu nhập tiền tỷ.

Tháng 11-2011, người dân xã Phúc Sơn (Chiêm Hóa) đã được Công ty Sawon ở Bắc Giang đầu tư hỗ trợ giống hành lá trồng thử nghiệm. Tuy mới là dự án thí điểm, nhưng với những ưu điểm như năng suất cao, không mất nhiều công chăm sóc, loại cây trồng này đang mở ra một hướng đi mới đối với người nông dân nơi đây..

Học hết trung học phổ thông, anh đã theo đuổi nhiều nghề, đi nhiều nơi nhưng rồi thất bại. Không sợ khó khăn vất vả, dám nghĩ dám làm, anh đã tìm ra hướng phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình chăn nuôi vịt hiệu quả..