Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa Vải Bình Khê: Mất Mùa + Đổi Tên = Được Giá

Mùa Vải Bình Khê: Mất Mùa + Đổi Tên = Được Giá
Ngày đăng: 23/06/2012

Đến thời điểm này các vườn vải chín sớm tại xã Bình Khê (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) đều đã cơ bản thu hoạch xong. Theo đánh giá của UBND xã thì so với năm ngoái, sản lượng vải năm nay giảm mạnh nhưng giá lại ở mức cao và tiêu thụ khá thuận lợi.

Người dân mang vải đến các điểm thu mua để bán.

Xã Bình Khê vốn là vùng cây ăn quả tập trung lớn nhất của huyện Đông Triều, riêng diện tích trồng vải của xã là 500 ha. Những năm được mùa vải như năm 2011, sản lượng đạt khoảng 5.000 - 6.000 tấn. Tuy nhiên, sản lượng thu hoạch càng lớn thì nỗi lo “được mùa - mất giá” lại càng nhiều. Giá bán vải quá thấp chỉ 2.000 - 3.000 đồng/kg, khiến cho nhiều gia đình đã bỏ không thu hoạch vì chi phí thuê người hái còn lớn hơn tiền bán vải. Sang năm nay, sản lượng sụt giảm chỉ còn trên 2.000 tấn nhưng giá bán lại khá cao nên người trồng vải Bình Khê phần nào yên tâm hơn. Theo lãnh đạo xã thì mùa vải năm nay sản lượng bị giảm nhiều là do: Thời điểm vải ra hoa gặp đúng thời tiết gió bấc và khi đậu quả lại gặp phải mưa nên tỷ lệ đậu quả thấp. Cộng với tâm lý chán nản với giá bán của vụ vải năm 2011 nên nhiều gia đình đã bỏ mặc không chăm sóc, hoặc chuyển sang trồng các loại cây khác, nhiều vườn vải thì do cây cao không phun thuốc sâu được, người dân tiến hành cưa bớt cây... vì vậy đã làm giảm mạnh sản lượng vải Bình Khê và c

ác xã khác trên địa bàn.

Bù lại sản lượng giảm năm nay vải Bình Khê lại được giá, những ngày này trên dọc tuyến đường vào xã từng đoàn xe ô tô tải lớn nhỏ, xe công-ten-nơ hầu hết đều là biển kiểm soát của các tỉnh ngoài như Thái Nguyên, Nam Định, Nghệ An... đến thu mua vải. Anh Mạc Văn Thuật, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Năm 2011, giá vải lên xuống thất thường, chỉ sau 2 ngày từ 6.000 đồng/kg giảm xuống còn 2.000 đồng/kg. Nhưng ở vụ này, ngay từ đầu vụ giá vải đã khá cao, trung bình khoảng 20.000 đồng/kg với vải u trứng chín sớm, 12.000 - 15.000 đồng/kg với vải thiều chín sớm sau đó ổn định ở mức 6.000 - 7.000 đồng/kg. Nhiều năm nay, thương hiệu vải Bình Khê đã được khẳng định và có sức mạnh lan toả nên thương lái từ các tỉnh, thành tìm đến thu mua tận nơi, mặc dù sản lượng giảm 60% so với năm ngoái, nhưng nhờ bán được giá cao nên nhiều hộ dù chỉ có 2 - 3 tấn vải cũng thu về hàng chục triệu đồng. Có gia đình như gia đình ông Phạm Văn Nhật (thôn Ninh Bình) chỉ với 2 ha vải u trứng chín sớm, thương lái thu mua tận vườn với giá 25

.000 - 30.000 đồng/kg đã mang lại cho gia đình khoảng 500 - 600 triệu đồng.

Trong niềm vui được giá với người trồng vải ở Bình Khê, có một điều khiến chúng tôi không khỏi suy ngẫm. Đó là từ nhiều năm nay, bất kể vải ở đây được mùa hay mất mùa thì khi qua tay lái buôn, phần nhiều đã bị “thay tên đổi họ” và mang một tên mới là... “vải thiều Thanh Hà”. Người bán thì biết nhưng cũng đành tặc lưỡi làm ngơ để bán cho lái buôn. Anh Bùi Văn Hưng (thôn Trại Dọc) cho biết: Lái buôn đến mua còn đóng ngay thùng xốp có đính tên bên ngoài là vải Thanh Hà. Vẫn biết, chỉ cần mang sang các tỉnh, thành khác, số “vải Thanh Hà” này sẽ được thương lái đẩy lên cao hơn. Nhưng nông dân chúng tôi cũng lực bất tòng tâm vì không có đủ chi phí để tự mình bán sản phẩm. Nếu từ chối bán cho thương lái thì còn biết bán cho ai. Vải lại là loại nông sản không thể để lâu được.

Mong rằng, đề án xây dựng thương hiệu nông sản với “nhãn hiệu tập thể vải chín sớm Bình Khê” sẽ sớm được hoàn thành để người trồng vải Bình Khê không phải ngậm ngùi.

Có thể bạn quan tâm

Doanh Nghiệp Mở Lớp Dạy Nông Dân Nuôi Chồn Ở Đắk Lắk Doanh Nghiệp Mở Lớp Dạy Nông Dân Nuôi Chồn Ở Đắk Lắk

Theo ông Hoàng Mạnh Cường, Giám đốc Công ty TNHH MTV Kiên Cường thì mục đích của các lớp tập huấn là nhằm tạo nghề, giúp nông dân có kỹ thuật sản xuất mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời cũng để góp phần cho thương hiệu cà phê chồn Dak Lak ngày càng lớn mạnh hơn, đủ sức vươn xa ra và cạnh tranh trên thị trường thế giới.

20/05/2012
Thu Hoạch Và Bảo Quản Lạc Giống Thu Hoạch Và Bảo Quản Lạc Giống

Xác định thời điểm thu hoạch là một khâu quan trọng vì nó ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hạt giống. Nên chọn ngày nắng ráo, mặt ruộng khô để thu hoạch. Lạc giống nên thu hoạch khi kiểm tra thấy lá vàng, vỏ quả cứng, chắc, ít quả lép, 70-75% quả chín sinh lí (với dạng cây phân cành liên tục tỷ lệ này còn có thể thấp hơn).

30/08/2011
Tiếp Vốn Cho Nông Dân Nuôi Thủy Sản Tiếp Vốn Cho Nông Dân Nuôi Thủy Sản

Thông qua Dự án Nuôi thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (do T.Ư Hội NDVN và Hội ND tỉnh Nam Định thực hiện), 26 hộ dân vùng ven biển xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã được tiếp vốn để nuôi tôm.

24/05/2012
Tọa Đàm Xử Lý Xoài Ra Hoa Mùa Nghịch Tọa Đàm Xử Lý Xoài Ra Hoa Mùa Nghịch

Công ty Bayer phối hợp cùng các ngành chức năng của Đồng Tháp vừa tổ chức tọa đàm xử lý xoài ra hoa mùa nghịch và biện pháp phòng trừ sâu bệnh xoài trong mùa mưa tại xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, có 140 nhà vườn trong huyện đến dự

01/09/2011
Giám Sát Cúm Gia Cầm Đến Từng Hộ Gia Đình Ở Hưng Yên Giám Sát Cúm Gia Cầm Đến Từng Hộ Gia Đình Ở Hưng Yên

Từ năm 2007, trước những diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm và nhiều loại dịch bệnh mới trên gia cầm và các đàn vật nuôi khác, tỉnh Hưng Yên đã chuyển từ mô hình giám sát dịch bệnh bị động (khi nào có dịch, các hộ gia đình báo cơ quan chức năng hoặc đề nghị chữa trị thì mới phát hiện bệnh) sang mô hình giám sát dịch chủ động dựa vào cộng đồng với sự hỗ trợ của Dự án AI Mê Kông ở 3 huyện điểm là: Phù Cừ, Yên Mỹ và Kim Động.

24/05/2012