Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử dụng rơm rạ hiệu quả

Sử dụng rơm rạ hiệu quả
Ngày đăng: 24/10/2015

Nấm rơm trở thành mô hình kinh tế hay ở Vĩnh Lưu

Mô hình trồng nấm rơm nở rộ tại Vĩnh Lưu từ năm 1995 khi ông Nguyễn Văn Dương, một người dân trong thôn thử nghiệm trồng nấm rơm thành công.

Thấy mô hình trồng nấm có chi phí đầu tư thấp, nguyên liệu lại có sẵn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người dân trong thôn tìm đến ông Dương học hỏi kỹ thuật trồng nấm và làm theo.

Ông Nguyễn Văn Chiến, một hộ dân trồng nấm rơm từ năm 1997 cho biết, nhờ trồng nấm rơm, bên cạnh việc làm ruộng mà gia đình ông trở nên khấm khá.

Theo ông, quy trình trồng nấm rơm dễ dàng.

Rơm rạ được ủ, đóng vào khuôn gỗ, gói bằng bao ni lông, mang bỏ trên giàn trong nhà vòm làm bằng tre, che chắn bằng ni lông và rơm.

Thời gian trồng nấm ngắn, chỉ chưa đến một tháng là có thể thu hoạch.

Trung bình mỗi vòm trồng nấm gia đình ông thu từ 300 – 500 ngàn đồng, lúc được giá có thể thu đến 2 triệu đồng.

Cũng trồng nấm rơm từ năm 1997, chị Nguyễn Thị Kim Chi chia sẻ: “Trước đây, gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, nhờ trồng nấm rơm mà nhà chị có đồng ra, đồng vào nuôi con ăn học.

Hiện nay, nhà chị có 3 vòm nấm rơm, được trồng quanh năm.

Để có rơm rạ trồng nấm, bên cạnh đi thuê ruộng của xã trồng lúa, chị cũng đi thu gom rơm rạ của một số nông dân thôn khác để lại ngoài đồng.

Theo nhẩm tính của chị 3 vòm nấm rơm mỗi tháng thấp nhất chị cũng thu hơn 1,5 triệu đồng.

Ông Trần Ngọc Lâm, Trưởng thôn Vĩnh Lưu cho biết, mô hình trồng nấm không những giúp người dân trong thôn Vĩnh Lưu có kinh tế ổn định mà còn giải quyết được sự lãng phí rơm rạ sau mỗi vụ mùa.

Trước đây, khi chưa có mô hình trồng nấm rơm, cứ đến mùa thu hoạch lúa, bà con đốt rơm rạ ngay giữa đồng, hoặc thả rơm ra xuống các ao, kênh mương gây ô nhiễm môi trường.

Toàn thôn Vĩnh Lưu có 200 hộ thì hết 150 hộ trồng nấm, nhà nào cũng có từ 2 – 4 vòm nấm rơm, được trồng quanh năm.

Mô hình trồng nấm rơm đã góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế cho người dân nơi đây!


Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định Chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định

Theo Cục Thống kê, đến thời điểm này, ngành chăn nuôi của tỉnh Tây Ninh phát triển ổn định, nhất là đàn gà tăng khá mạnh so cùng kỳ.

06/06/2015
Thái Nguyên phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi Thái Nguyên phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi

Thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện nay là một trong những nguyên nhân khiến cho đàn vật nuôi bị suy giảm sức đề kháng, nhiều loại dịch bệnh có nguy cơ bùng phát.

06/06/2015
Nhiều diện tích chè bị cháy hạn Nhiều diện tích chè bị cháy hạn

Nắng nóng khốc liệt đã tiếp tục gây những thiệt hại không nhỏ đến “vựa chè” như Thanh Chương, Anh Sơn. Theo thống kê ban đầu, toàn tỉnh Nghệ An đã có gần 2.000 ha chè bị chết. Những diện tích chè mới trồng từ tháng 10 năm ngoái, qua mấy tháng trời chăm sóc, bây giờ coi như “xóa sổ”...

06/06/2015
Người chữa bệnh cho tiêu Người chữa bệnh cho tiêu

Sau thời gian bất lực nhìn vườn tiêu chết dần chết mòn do bệnh, thì nay nhiều nông dân huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) mừng như “nhặt được vàng” khi ông Dương Hùng Đỗ, Chủ tịch Viện Công nghệ sinh học miền Nam tại Gia Lai, đã sử dụng bài thuốc do mình nghiên cứu để cứu sống vườn tiêu của nông dân.

06/06/2015
Người trồng sắn thiệt hại nặng vì rệp sáp bột hồng Người trồng sắn thiệt hại nặng vì rệp sáp bột hồng

Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với các huyện Phú Hòa, Sơn Hòa và Tuy An tiến hành tiêu hủy vùng sắn đã bị rệp sáp bột hồng gây hại nhằm cắt đứt nguồn lây lan sang diện rộng. Đây là năm thứ hai liên tiếp rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại khiến nông dân thiệt hại hàng tỉ đồng.

06/06/2015