Mua thông tin về chất cấm với giá 5 triệu đồng

Trong cuộc họp báo về quản lý an toàn thực phẩm sáng 24.11 do Sở NNPTNT, Sở Y tế và Sở Công Thương TP.HCM chủ trì, ông Phan Xuân Thảo – Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM cho biết, so với năm 2014, năm nay đã giảm 344 trường hợp vi phạm về thức ăn chăn nuôi.
Cả năm 2014, ngành chức năng phát hiện khoảng 3.000 trường hợp vi phạm, xử phạt số tiền 5,8 tỷ đồng.
Việc giảm về số trường hợp vi phạm, theo ông Thảo do các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã có ý thức chấp hành tốt trong công tác quản lý, sử dụng thức ăn chăn nuôi.
Nhiều cơ sở, cá nhân có nhiều biến tướng đã tinh vi, né tránh các đợt kiểm tra, cho gia súc ăn chất cấm nhiều.
Đại diện Sở NNPTNT TP.HCM cho biết đã công bố 127 các cơ sở, công ty kinh doanh, sản xuất rau, quả, thịt, gia cầm, thủy sản đảm bảo an toàn, sạch trên địa bàn TP.HCM lên các cổng thông tin để người dân tham khảo.
Ông Nguyễn Phước Trung - Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho hay: riêng tháng 11.2015, tiến hành lấy 119 mẫu kiểm tra đều không phát hiện chất cấm.
Ông Trung cho biết thêm, với những kết quả kiểm tra gần đây cho thấy, tình hình sử dụng chất cấm đã có dấu hiệu giảm bớt, các hành vi vi phạm ít đi.
Tuy vậy, ngành chăn nuôi TP.HCM vẫn tiếp tục tuyên chiến với việc mua bán, sử dụng chất cấm.
Lãnh đạo Sở NNPTNT TP.HCM thông báo sẽ mua thông tin từ tất cả các cá nhân biết về hành vi sử dụng, mua bán chất cấm.
Mỗi thông tin được trả cao nhất 5 triệu đồng.
11 tháng đầu năm 2015, sở đã mua 67 thông tin với giá 77 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Rau trái vụ trên vùng cát xã Điền Lộc (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thực sự đã trở thành một đặc sản mang lại giá trị kinh tế khá cao cho người dân nơi vùng đất này.

Để kịp phục vụ Tết Nguyên đán, cuối tháng 6 đầu tháng 7 (âm lịch), các hộ trồng kiệu đã bắt đầu xuống giống. Năm nay, thời tiết khá thuận lợi, người trồng kiệu hy vọng vào một vụ mùa bội thu.

Giá nhiều loại lúa và gạo nguyên liệu xuất khẩu tại ĐBSCL hiện tiếp tục tăng thêm khoảng 100 - 300 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần.

Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) ở xã Tân Long (Mang Thít - Vĩnh Long) đang chứng minh hiệu quả khi năng suất lúa và diện tích không ngừng tăng. Qua hơn 4 năm triển khai, mô hình đã đóng góp lợi nhuận cho nông dân tham gia trên 100 tỷ đồng.

Nhiều hộ nông dân ở thôn Cây Hồng, Gia Cát (Cao Lộc) trồng và chăm sóc cây mận lai ghép với cây táo đem lại hiệu quả kinh tế cao.