Mua thông tin về chất cấm với giá 5 triệu đồng

Trong cuộc họp báo về quản lý an toàn thực phẩm sáng 24.11 do Sở NNPTNT, Sở Y tế và Sở Công Thương TP.HCM chủ trì, ông Phan Xuân Thảo – Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM cho biết, so với năm 2014, năm nay đã giảm 344 trường hợp vi phạm về thức ăn chăn nuôi.
Cả năm 2014, ngành chức năng phát hiện khoảng 3.000 trường hợp vi phạm, xử phạt số tiền 5,8 tỷ đồng.
Việc giảm về số trường hợp vi phạm, theo ông Thảo do các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã có ý thức chấp hành tốt trong công tác quản lý, sử dụng thức ăn chăn nuôi.
Nhiều cơ sở, cá nhân có nhiều biến tướng đã tinh vi, né tránh các đợt kiểm tra, cho gia súc ăn chất cấm nhiều.
Đại diện Sở NNPTNT TP.HCM cho biết đã công bố 127 các cơ sở, công ty kinh doanh, sản xuất rau, quả, thịt, gia cầm, thủy sản đảm bảo an toàn, sạch trên địa bàn TP.HCM lên các cổng thông tin để người dân tham khảo.
Ông Nguyễn Phước Trung - Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho hay: riêng tháng 11.2015, tiến hành lấy 119 mẫu kiểm tra đều không phát hiện chất cấm.
Ông Trung cho biết thêm, với những kết quả kiểm tra gần đây cho thấy, tình hình sử dụng chất cấm đã có dấu hiệu giảm bớt, các hành vi vi phạm ít đi.
Tuy vậy, ngành chăn nuôi TP.HCM vẫn tiếp tục tuyên chiến với việc mua bán, sử dụng chất cấm.
Lãnh đạo Sở NNPTNT TP.HCM thông báo sẽ mua thông tin từ tất cả các cá nhân biết về hành vi sử dụng, mua bán chất cấm.
Mỗi thông tin được trả cao nhất 5 triệu đồng.
11 tháng đầu năm 2015, sở đã mua 67 thông tin với giá 77 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi người nuôi heo và gia cầm lại gặp khó khăn thì người nuôi bò ở Phú Yên thu lãi lớn vì giá thịt bò đang ở mức cao, thị trường tiêu thụ rộng. Những hộ nuôi bò ở các địa phương đang đầu tư phát triển đàn.

Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 06/2013/NQ-HÐND ngày 26.7.2013 của HÐND tỉnh về chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương (KCHKM), kênh mương nội đồng (KMNÐ) giai đoạn 2013-2015, hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh ta từng bước được hoàn thiện, phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN) có hiệu quả hơn. Tuy nhiên so với yêu cầu, tiến độ thực hiện KCHKM vẫn còn chậm do vốn đầu tư thấp.

Những năm qua, nông dân xã Yên Đồng (Yên Mô - Ninh Bình) đã chuyển đổi từ chân ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa - cá nhằm khai thác diện tích mặt nước trên ruộng, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao thu nhập.

Với trang trại rộng hơn 4.000 m2, anh Huỳnh Chí Công (xã Phước Vĩnh An, Củ Chi, TP.HCM) đã thu hàng tỉ đồng từ nghề nuôi rắn, kỳ đà và rùa để xuất khẩu.

Hiện nay, ở huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế), có rất nhiều gia đình ở các xã kinh tế mới như Hương Lộc, Hương Hòa, Hương Phú trồng sầu riêng, một loại cây có nguồn gốc từ Nam Bộ. Ước tính có đến gần 100 cây sầu riêng đang cho trái. Sầu riêng đang mang lại một nguồn thu không nhỏ cho các hộ gia đình.