Mua Tạm Trữ Lúa Gạo Hoàn Thành Chỉ Tiêu, Nông Dân Vẫn Lỗ

Đây là thông tin đáng lưu ý tại buổi sơ kết đợt thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ lúa đông xuân 2013-2014 ở vùng ĐBSCL do Bộ NN&PTNT tổ chức vào ngày 11/6.
Qua hơn 1,5 tháng triển khai (từ ngày 15-3 đến 30-4-2014), các thương nhân đã thu mua tạm trữ tổng cộng 995.494 tấn quy gạo, đạt 99,55%. Tuy hoàn thành chỉ tiêu với tỉ lệ cao nhưng nhiều ý kiến đánh giá đợt thu mua còn một số bất cập, chưa mang lại lợi ích trực tiếp cho nông dân.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong số các thương nhân được Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân giao chỉ tiêu mua tạm trữ có một số thương nhân tình hình tài chính không tốt, hoạt động kém hiệu quả hoặc đang có dư nợ xấu.
Điều này gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc thẩm định và quyết định cho vay. Đã vậy, trong 133 doanh nghiệp được giao chỉ tiêu có sáu doanh nghiệp trả lại chỉ tiêu và năm doanh nghiệp xin giảm chỉ tiêu, ba doanh nghiệp không mua đạt chỉ tiêu.
Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho biết: “Do chưa có giải pháp nào tốt hơn nên vẫn phải cân nhắc đến việc tiếp tục triển khai thu mua tạm trữ, nhất là trong vụ hè thu sắp đến gần”.
Có thể bạn quan tâm

Cây mì là một trong những cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo của huyện Krông Pa trong những năm qua. Bởi đây là loại cây trồng tương đối phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu tương đối khắc nghiệt, nhất là phù hợp với trình độ canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Những ngày cuối tháng 7-2014, ông Chiêm Thành Long, giám đốc khu du lịch Bình Quới (Bình Thạnh, TP.HCM), cùng đầu bếp của mình tìm đến tận vườn rau của Hợp tác xã (HTX) Tân Tiến (P.12, Đà Lạt) tận mắt chứng kiến đơn vị này sản xuất rau.

Năm 2014 là năm đầu tiên tỉnh phân cấp quản lý dạy nghề nông thôn về cho địa phương, đây là điều kiện thuận lợi để địa phương chủ động trong việc quản lý, dạy nghề cho nông dân nhưng cũng là khó khăn cho địa phương vì chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện.

Có hai kiểu lồng nuôi phổ biến là lồng vuông bằng gỗ, sắt, quây lưới, thể tích 30 - 180 m 3 , được dùng nuôi ở vũng vịnh kín sóng gió; loại thứ hai là lồng nhựa chịu lực HDPE hình tròn (thể tích 300 m 3 trở lên), có thể nuôi được ở những vùng biển hở có sóng gió lớn. Cỡ mắt lưới dùng cho lồng nuôi tăng dần theo sự tăng trưởng của cá (a = 1,5 - 3 cm).

Làm thế nào để nâng thu nhập cho người nông dân trồng mía thông qua các giải pháp giảm chi phí sản xuất mía là chủ đề trọng tâm của Hội thảo quốc tế nông nghiệp lần thứ II do Thành Thành Công tổ chức ngày 14-7 tại TP. Hồ Chí Minh.