Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mua Nước Về Tưới Cho Hành

Mua Nước Về Tưới Cho Hành
Ngày đăng: 25/08/2014

Dù đang sắp bước vào mùa mưa nhưng hầu hết các giếng khoan, giếng đóng của các hộ dân ở xã Bình Hải (Bình Sơn) đều khô khốc, nhất là ở hai thôn Thanh Thủy và Phước Thiện. Hàng chục hécta hành đang ngóng nước về để “duy trì sự sống”. Nhiều hộ dân phải mua nước về tưới cho hành với kinh phí không nhỏ.

“Bài ca khát nước”

Thường lệ, năm nào thời tiết thuận lợi, với vài cơn mưa rả rích vào tháng 8, chu kỳ sinh trưởng của cây hành ở Bình Hải sẽ phát triển và cho năng suất khả quan.

Tuy nhiên, thời tiết năm nay lại khác. Những cơn mưa thỉnh thoảng vẫn đổ xuống khắp nơi trong tỉnh nhưng nơi đây vẫn không có lấy một giọt. Hơn 1.000 hộ dân làm nông nghiệp ở hai thôn Thanh Thủy và Phước Thiện điêu đứng khi hơn 20ha lúa và hơn 30ha hành khô héo dần.

Cặm cụi nhổ từng bụi hành hư hỏng, củ trắng bạch vì thiếu nước quăng lên bờ, chị Trịnh Thị Cúc, ngụ tại thôn Thanh Thủy ngậm ngùi: “Không có mưa, thiếu nước phải đóng và khoan giếng. Giếng đóng thì chạy tầm 5 phút lại hết. Hai cái giếng khoan hơn 80m, tốn gần 50 triệu cũng chẳng thấy nước đâu”.

Không có nước, không ít hộ trắng tay vì nợ nần và bỏ khô ruộng hành. Cùng chung cảnh ngộ, cách đó không xa, anh Ngô Thành Lộc, ngụ tại thôn Thanh Thủy cũng ca “bài ca khát nước”. Bốn sào hành trồng được 20 ngày nằm rũ rượi chờ “nước trời”.

Căng quá, những hộ dân trồng hành như anh Lộc và chị Cúc phải thuê xe tải chở nước từ đập ngâm Gò Chùa cách Thanh Thủy khoảng 2km đem về tưới. Anh Lộc thở dài: “Mỗi ngày phải chở ba xe, ngốn hết 600.000đồng. Gối đầu ba ngày lại chở một lần nhưng… vẫn không cứu vãn được gì”.

“Đó là chưa kể, mỗi ngày còn phải tốn gần cả trăm nghìn tiền dầu để bơm nước vì điện yếu. Mọi năm trồng hành “bỏ túi” được chút ít, năm nay trồng lấy lại vốn là mừng lắm rồi”, anh Lộc chép miệng.

“Bài ca khát nước” đang nóng lên từng ngày. Để giúp dân chở nước, những nhà có xe tải như anh Nguyễn Thành Trinh, Võ Ngọc Lịnh, ngụ tại thôn Thanh Thủy dùng đến xe tải.

Nhà có ba chiếc xe tải, anh Trinh huy động cả ba chiếc. Anh bơm nước vào bạt ở trên xe, rồi chở về để dân dự trữ trong hồ. Mỗi chuyến như vậy, anh lấy khoảng 200.000 đồng. Với anh chỉ đủ tiền xăng dầu, còn với dân, đó là số tiền không nhỏ.

Cây khát, người cũng khát. Với đặc thù là xã ven biển, nguồn nước bị nhiễm mặn rất nặng. Hơn 3.500 hộ dân ở xã Bình Hải khốn khổ với nguồn nước “chè hai, chè ba” này. Cảnh tượng dân xách can mua nước về uống tiếp diễn như cơm bữa.

Công trình “đắp chiếu”

Trong khi hơn 1.000 hộ dân sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn vì thiếu nước, gần 3.500 hộ dân ở xã Bình Hải khát nước sạch thì công trình nước sạch vệ sinh môi trường phục vụ cho thôn Phước Thiện và Thanh Thủy ở thôn Vạn Tường vẫn nằm im.

Hoạt động được 4 năm, từ 2009 đến 2012, công trình chỉ mới phục vụ cho thôn An Cường, thôn Vạn Tường và xóm Hải Hòa (thôn Thanh Thủy). Đến nay, toàn bộ đường ống nhựa dẫn nước hư hỏng nặng, sữa chữa nhiều lần và mới khắc phục được khoảng 60%.

Ông Bùi Trạng, Chủ tịch UBND xã Bình Hải phân trần: “Nguyên nhân là do kinh phí đầu tư quá thấp nên hoạt động không hiệu quả. Đã nhiều lần xã bù lỗ bằng cách vận động nguồn kinh phí nhân dân để sữa chữa đường ống, kéo nước về tận nhà nhưng vẫn không giải quyết được bao nhiêu. Hiện tại, xã đã giao lại cho Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh quản lý”.

Về phương án chống hạn cấp bách, ông Trạng lắc đầu: “Chưa năm nào khô hạn như năm nay nên phương án chống hạn ở xã gặp nhiều khó khăn. Các hồ, đập trên địa bàn đều khô khốc. Sắp tới, xã sẽ làm thêm một đập nhưng chắc chỉ để phục vụ cho năm sau, vì đào hoài mà chẳng thấy nước”.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Lăng Trong Lồng Trên Hồ Chứa Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Lăng Trong Lồng Trên Hồ Chứa

Hòa Bình là tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển thuỷ sản như hệ thống sông suối, ao, hồ tương đối nhiều và phân bố khá đồng đều, với tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 2.450 ha. Ngoài ra, các hồ chứa có nguồn nước dồi dào, môi trường trong sạch, chưa bị ô nhiễm, nguồn lợi phong phú, giàu dinh dưỡng nên rất thuận lợi để phát triển nuôi các loài cá kinh tế và cá bản địa.

21/06/2014
Chưa Thực Hiện Đăng Ký, Xác Nhận Hợp Đồng Xuất Khẩu Cá Tra Chưa Thực Hiện Đăng Ký, Xác Nhận Hợp Đồng Xuất Khẩu Cá Tra

Ngày 18/6/2014, Bộ NN và PTNT đã gửi Công văn hỏa tốc tới Bộ Tài chính, Hiệp hội Cá tra Việt Nam thông báo chưa thực hiện thủ tục đăng ký và xác nhận vào Giấy đăng ký Hợp đồng XK sản phẩm cá tra từ ngày 20/6/2014 như dự kiến.

21/06/2014
EU Đe Dọa Trừng Phạt Thái Lan Do Đánh Bắt Trái Phép EU Đe Dọa Trừng Phạt Thái Lan Do Đánh Bắt Trái Phép

Cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu (EU) cho biết: Thái Lan cần rất nhiều nỗ lực để ngăn chặn nạn đánh bắt thủy sản trái phép. Nếu tình hình không được cải thiện, EU có thể cảnh cáo và thậm chí cấm NK thủy sản Thái Lan nếu tình hình không được cải thiện.

26/11/2014
Hậu Giang Trồng Mía Trên Vùng Đất Phèn Hậu Giang Trồng Mía Trên Vùng Đất Phèn

Xã Tân Tiến là một trong những địa phương có đất bị nhiễm phèn nhiều của thành phố Vị Thanh (Hậu Giang). Do đó, đa phần người dân nơi đây sản xuất tập trung vào cây mía và khóm, riêng diện tích trồng mía toàn xã là 1.019ha, chiếm khoảng 60% so với các loại cây trồng khác trên địa bàn và tập trung chủ yếu ở ấp Mỹ Hiệp 2 và 3, Tư Sáng, Thạnh Quới 1.

21/06/2014
Hội Nghị Lần Thứ 9 Về Bệnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Khu Vực Châu Á Hội Nghị Lần Thứ 9 Về Bệnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Khu Vực Châu Á

Được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Thú y phối hợp với Ban Bệnh học thủy sản và Cộng đồng thủy sản châu Á tổ chức Hội nghị lần thứ 9 về bệnh trong nuôi trồng thủy sản khu vực châu Á (DAA9).

26/11/2014