Mua mía nguyên liệu giá cao hơn vụ trước

Vụ mía đường năm nay, công ty sẽ mua mía cao hơn năm trước khoảng 140 ngàn đồng/tấn.
Cụ thể, mía mua tại bàn cân nhà máy loại 10 chữ đường là 1.050.000 đồng/tấn và 950 ngàn đồng/tấn loại 10 chữ đường tại ruộng.
Với những loại mía không đủ 10 chữ đường thì cứ kém 1 chữ đường sẽ trừ 95 ngàn đồng/tấn.
Vừa qua, Công ty cổ phần mía đường La Ngà mới đầu tư 30 tỷ đồng để nâng công suất ép mía lên 2.500 tấn/ngày.
Tuy nhiên, do 2 năm liền giá mía hạ sâu nên diện tích vùng nguyên liệu giảm mạnh, lượng mía ép trong vụ dự tính chỉ đạt 190 ngàn tấn, thấp hơn vụ trước khoảng 35 ngàn tấn.
Có thể bạn quan tâm

Gần 200 năm bén rễ trên đất Thanh Hà (Hải Dương), cây vải tổ Thúy Lâm đã làm nên thương hiệu cho một vùng quê nông nghiệp và trở thành điểm để du khách gần xa tìm về.

Từ khi áp dụng cách thức chăn nuôi mới theo mô hình an toàn sinh học, đến nay, huyện Phú Tân (An Giang) đã có 140 hộ tham gia. Với lợi ích thiết thực, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa tận dụng được năng lượng biogas để sử dụng trong sinh hoạt, mô hình chăn nuôi mang lợi ích kép này đã được nông dân đánh giá rất cao.

Ngày 24.6, huyện An Lão (Bình Định) đã tổ chức tổng kết mô hình trồng khảo nghiệm 0,5ha chanh dây tại thôn 1, xã An Toàn. Đây là mô hình được đầu tư từ nguồn vốn KHCN huyện năm 2012.

Đến xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hỏi ông Đào Ư thì ai cũng biết bởi ông là nông dân sản xuất giỏi của xã nhiều năm liền nhờ trồng ngô (bắp) lai.

Theo chủ trương vừa được Bộ NNPTNT công bố, sẽ có khoảng 200.000ha đất lúa được chuyển đổi sang trồng ngô, đỗ tương, nhằm giải cơn “khát” nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.