Mưa lớn ảnh hưởng sản xuất vụ đông

Có mặt tại xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc vào sáng 15/9, chúng tôi nhận thấy nhiều diện tích cây màu vụ đông nơi đây đã bắt đầu bị ngập sau hai ngày mưa liên tiếp. Chị Nguyễn Thị Huệ (Xóm 6, Nghi Long) chia sẻ: “Mặc dù đã vun luống khá cao cho vụ ngô đông nhưng chỉ mới mấy ngày mưa vừa qua thì luống đã bị ngập.
Ngô mới gieo trỉa trên 10 ngày nên cây con có sức chống chịu rất yếu, nếu trong vài ngày tới vẫn mưa, cả 3 sào ngô của gia đình có nguy cơ bị mất.” Được biết, vùng màu của xã được trải dài từ xóm 6 đến xóm 16 là những diện tích thấp trũng, hệ thống kênh tiêu chủ yếu là kênh đất chưa được bê tông hóa nên thường xuyên xảy ra ngập úng khi có mưa kéo dài.
Nông dân Nghi Long (Nghi Lộc) ra đồng chăm sóc ngô đông
Vụ đông năm nay, xã Nghi Long triển khai hơn 300ha, trong đó có 128ha ngô, 28ha lạc và 46ha rau màu các loại. Hiện tại việc gieo trỉa đã triển khai được hơn 60%, diện tích trên chỉ mới tiến hành trên 10 ngày nên cây con có sức chịu đựng khá yếu. Số còn lại do gặp mưa lớn kéo dài nên bà con chưa sản xuất.
Một số diện tích ngô gieo gieo gối vụ trước đó ở Nghi Long (Nghi Lộc) cũng bị đổ
Ở Diễn Châu, mặc dù đã triển khai vụ đông sớm, nhưng đợt mưa kéo dài cũng đã khiến một số diện tích canh tác bị ảnh hưởng. Vụ đông năm nay toàn huyện triển khai gieo trồng hơn 7.000 ha cây trồng các loại; trong đó, chủ lực vẫn là cây ngô với hơn 4.000ha, 2.600ha rau màu và 400ha lạc.
Đến nay bà con đã triển khai gieo trỉa xong 400 ha lạc, gần 3.500ha ngô và nhiều diện tích rau màu đã được tiến hành gieo trỉa. Theo TP Nông nghiệp huyện Diễn Châu ông Lê Thế Hiếu cho biết: “Hiện ngô trên đất màu đã có 5,6 lá còn ngô trên đất lúa đã có 2 lá. Cán bộ phòng đã đi kiểm tra, hiện chưa ảnh hưởng nhiều nhưng huyện đang tiếp tục theo dõi”.
Lạc đông bị ngập ở xóm 6 Diễn Trung, Diễn Châu
Tại xứ đồng Vườn Chạn (xóm 6, Diễn Trung), anh Phạm Tất Thành đang khơi bờ thoát nước cho lạc vụ đông cho biết:
“Vào mùa mưa thì nhiều diện tích canh tác của xóm thường xuyên bị ngập. Hệ thống kênh dẫn trước các cống tiêu ra biển đang là kênh đất, chưa được bê tông hóa, lại là những vùng đất cát nên thường xuyên bị bồi lấp do vậy việc tiêu thoát nước còn khó khăn. Diện tích lạc gia đình mới gieo nên phải ra đồng để tháo nước cho lạc không thì lạc bị chết mất”.
Ở các huyện khác cán bộ phòng nông nghiệp đang đi kiểm tra theo dõi tình hình để bổ cứu kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến (sau đây gọi tắt là Trạm Cát Tiến) thuộc Trung tâm Giống thủy sản (Sở NN-PTNT) Bình Định, là nơi chuyên sản xuất giống thủy sản nước lợ và nước mặn. Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, công việc vất vả, nhưng các cán bộ của Trạm vẫn nỗ lực tạo nên những giống mới, giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mô hình đã thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống và ương lươn giống theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thức ăn phù hợp, không sử dụng thuốc hóa học, góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người nuôi và môi trường xung quanh.

Cá chép là loài thủy sản được nông dân chọn thả nuôi trên ruộng khá nhiều trong mùa lũ, vì loài cá này ăn thức ăn tự nhiên, tỷ lệ hao hụt ít. Năm nay lũ nhỏ, cá loại 1 ít; mặt khác, cá này dễ bị chết sau khi kéo khỏi mặt nước, nên không trữ lại được mà phải tiêu thụ ngay.

Nếu không được ông Phan Văn Nhàn, Chủ tịch Hội Nông dân phường Vĩnh Phú cho biết trước thì chúng tôi khó có thể nghĩ đó là một ông chủ đang sở hữu gần 20 trại nuôi chim bồ câu đặt tại 6 tỉnh, thành và còn là ông chủ của 4 nhà hàng ở Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trạm đã tổ chức khảo sát địa bàn, nhận thấy các hộ đăng ký nhận nuôi ở hai xã Phan Hiệp và Phan Điền có đầy đủ điều kiện để chăm sóc và phát triển đàn dê, như có đủ diện tích đất để làm bãi chăn thả và trồng cỏ, thuận lợi đường giao thông, có khả năng đầu tư phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và nội dung của mô hình.