Mưa kéo dài, rau xanh đồng loạt tăng giá

Khảo sát của PV Dân Trí tại một số chợ dân sinh lớn ở Hà Nội như chợ Dịch Vọng, chợ Thành Công, chợ Khương Đình, chợ Bưởi, chợ Nghĩa Tân... cho thấy, so với 1 tuần trước giá rau củ quả đã tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/mớ, bó (tuỳ loại), thậm chí có những loại rau tăng giá gấp đôi.
Cụ thể, rau cải xanh có giá từ 18.000 đồng/kg tăng 1.500 đồng/kg, cải bắp loại nhỏ, tăng 500 đồng/kg, rau muống lên 5.000 đồng/mớ nhỏ, 10.000 đồng/mớ lớn.
Bí xanh cũng tăng từ 12.000 đồng/kg lên 17.000 đồng/kg; bầu nước tăng lên 15.000 đồng/quả nhỏ, 20.000 đồng/quả to (trước là 10.000 - 15.000 đồng/quả), cà chua lên 20.000 đồng/kg, su su 17.000 đồng/kg, cà rốt 24.000 đồng/kg, cải bắp loại nhỏ có giá 22.000/kg.
Các loại đỗ cove, ngọn su su và các loại rau cải xanh từ 15.000 đồng lên 18.000 đồng/kg, bó.
Mặt hàng mồng tơi, ngải cứu tăng mạnh nhất lên 5.000 - 7.000 đồng/mớ nhỏ.
Rau khan hiếm, khách vắng mua, giá cả nhích tăng từng ngày là tình cảnh chung của các chợ trên địa bàn Hà Nội.
Dù đắt vậy nhưng theo giới tiểu thương vẫn không có hàng. Theo nhiều tiểu thương, do thời tiết thất thường, mưa kéo dài nên khan hiếm hàng.
"Giá nhập về đã tăng nên chúng tôi cũng phải bán tăng lên chứ ai muốn tăng gì đâu, đang lúc ế ẩm như này mà lại tăng giá nên càng thêm ế ẩm", chị Hoà, một tiểu thương tại chợ Dịch Vọng cho hay.
Tiểu thương tại chợ Nghĩa Tân cho biết, giá các loại rau xanh đã tăng do thiếu nguồn cung và nhiều chủ hàng không nhập về
Chia sẻ lý do khiến giá các mặt hàng rau, củ quả đang nhích tăng, nhiều tiểu thương cho biết thêm, năm nào cũng vậy, vào thời điểm giao mùa này sản lượng các loại rau củ quả trồng tại Hà Nội và các tỉnh vùng ven giảm mạnh.
Đặc biệt, cứ như thời tiết nắng mưa thất thường vừa qua thì giá rau xanh còn đội nữa. "Độ 1-2 tuần nữa, may ra giá mới cải thiện chứ giờ gieo giống cũng không được. Những cây vừa nhú lên, mưa dội nát sạch. Đi chợ đầu mối mua rau về bán mà như tranh cướp, được vài mớ đây thôi", chị Hoa, tiểu thương ở chợ Khương Đình cho biết.
Nhiều tiểu thương chợ Dịch Vọng đã tạm dừng bán rau xanh
“Một số tỉnh lân cận giảm sản lượng do phải bước vào vụ mùa thu đông nên chắc chắn trong thời gian tới, các mặt hàng rau xanh trên địa bàn Hà Nội sẽ còn đội giá”, một tiểu thương chợ Nghĩa Tân cho hay.
Do khan hàng nên rau củ nhập từ bên kia biên giới tràn ngập chợ đầ mối Long Biên
Theo kinh nghiệm của bà Thương, chủ thương buôn bán rau quả 20 năm nay tại chợ Long Biên cho biết, giao mùa Hè sang Thu, Đông sẽ khiến cho nguồn cung ứng rau xanh về Hà Nội sẽ ít đi do các loại rau củ quả mùa xuân hè như rau muống, bầu bí, mướp, su su tại các tỉnh phía Bắc hết mùa, trong khi đó rau vụ đông như các loại rau cải, khoai tây lại chưa vào mùa.
Chính vì vậy, lượng rau vụ Thu - Đông của Hà Nội sẽ phụ thuộc lớn vào hai vùng rau lớn là Sapa và Đà Lạt nên nếu biến động của giá xăng dầu và các nguyên liệu đầu vào tăng lên; điều kiện thời tiết, có mưa bão sẽ khiến giá của các mặt hàng này tăng thêm trong thời gian tới
Có thể bạn quan tâm

Theo tin từ Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh, dự án "Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát, hỗ trợ quảng bá sản phẩm" do KS. Ngô Kỷ chủ nhiệm (Sở Khoa học và Công nghệ) chủ trì đã được nghiệm thu.

Tôm nuôi đang chết hàng loạt tại Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị khiến người dân miền Trung thấp thỏm khi hàng vạn hécta ao hồ nước nợ tại đây vừa xuống giống vụ nuôi trồng thủy sản năm 2013.

Trước tình hình dịch bệnh trên gia cầm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là vi rút gây bệnh cúm xuất hiện thêm nhiều nhánh, chủng mới, ngành thú y và người chăn nuôi trong tỉnh Phú Yên đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp phòng chống, nhất là trong mùa vịt chạy đồng.

Nhằm hồi phục và tiếp tục phát triển giống cam chanh đặc sản, từ năm 2011, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã triển khai đề tài “Chọn lọc và phục tráng giống cam chanh đặc sản của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương” bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

Dự án tôm càng xanh trên địa bàn huyện Tam Nông phát triển được 9 năm, dự án này đã mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân. Tuy nhiên, quá trình sản xuất đã bộc lộ nhiều khó khăn, nhất là trong năm 2012 chi phí đầu vào tăng cao, đầu ra sản phẩm không ổn định làm giảm lợi nhuận của người nuôi tôm…