Việt Nam Không Bán Phá Giá Filet Cá Tra, Cá Ba Sa Vào Hoa Kỳ

Ngày 20-11, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định các công ty Việt Nam không bán phá giá mặt hàng filet cá tra, cá ba sa đông lạnh vào thị trường Hoa Kỳ.
Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với cá da trơn của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết:
“Chúng tôi khẳng định các công ty Việt Nam không bán phá giá mặt hàng filet cá tra, cá ba sa đông lạnh vào thị trường Hoa Kỳ. Việc Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với những mặt hàng này là không công bằng, đi ngược lại tinh thần tự do thương mại cũng như quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước, không phù hợp với quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.
Chúng tôi cho rằng các hoạt động thương mại giữa hai nước cần được xem xét một cách khách quan, công bằng, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của những người nuôi trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu mặt hàng filet cá tra, cá ba sa của Việt Nam cũng như lợi ích của người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối của Hoa Kỳ.”
Trong diễn biến khác, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc WTO thông qua phán quyết đối với các khiếu kiện của Việt Nam liên quan đến việc Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá lên mặt hàng tôm Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết:
“Việt Nam đánh giá cao vai trò của WTO trong hệ thống thương mại đa phương nói chung cũng như trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế nói riêng.
Phán quyết vừa qua của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với các khiếu kiện của Việt Nam đối với việc Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá lên mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam là một tín hiệu tích cực, tạo động lực cho ngành nuôi trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam”.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201411/viet-nam-khong-ban-pha-gia-filet-ca-tra-ca-ba-sa-vao-hoa-ky-561408/
Có thể bạn quan tâm

Người dân xã Địch Quả (huyện Thanh Sơn) đã có nhiều cách làm giàu, nhưng hiệu quả hơn cả vẫn là cây chè. Những người cao niên nhất trong xã cũng không biết cây chè cắm chân trên đất này từ bao giờ, còn chè trồng quy mô, thành hàng hóa lớn bắt đầu từ những năm 1980.

Hơn 1.100 ha bãi triều nuôi ngao của huyện Kim Sơn (Ninh Bình) với sản lượng hàng năm khoảng 12 nghìn tấn đã đem lại thu nhập cao cho nhiều ngư dân. Thế nhưng, từ đầu năm 2013 trở lại đây, thị trường tiêu thụ ngao Trung Quốc đột ngột sụt giảm, giá ngao xuống thấp khiến cho người nuôi ngao gặp nhiều khó khăn.

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Phước Sơn, nhiều hộ dân đã cải tạo đất vườn đồi để trồng các giống cây ăn quả mới dẫn nhập cho hiệu quả kinh tế cao.

4 năm qua, mô hình trồng ngò gai ở xã Phụng Hiệp (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) mang lại lợi nhuận kinh tế rất cao góp phần xóa đói giảm nghèo và đang được nhân rộng. Toàn xã có trên 400 hộ dân SX 27 ha ngò gai. Bình quân 1.000 m2 ngò gai thu lãi từ 40 - 50 triệu đ/năm.

Có thể nói tình hình nuôi trồng thủy sản năm nay ổn định và không phát sinh dịch bệnh, tuy nhiên sản lượng giảm so với năm 2013 vì phần lớn bà con thả giống chậm so với lịch thời vụ, thời tiết xấu, cùng với chất lượng giống không đảm bảo nên tỷ lệ hao hụt cao.