Mùa hồng Nam Anh

Hồng đã bén đất Nam Anh từ lâu đời, nhưng trước đây bà con trồng không nhiều vì đất ít đã đành, đây lại là loài cây “khó tính, khó chiều”.
Tuy nhiên, sau khi dự án “Phục tráng giống hồng địa phương” do Sở khoa học và Công nghệ hỗ trợ, cây hồng Nam Anh đã thực sự trở thành thương hiệu, mang lại thu nhập khá cho người dân.
Trong 9 xóm của xã thì có tới 4 xóm xem đây là cây trồng “chiến lược” với tổng diện tích trên 40 ha.
Bình quân mỗi năm toàn xã thu hoạch được trên dưới 500 tấn quả, tạo nguồn thu khoảng 6 tỷ đồng.
Cây hồng gần 50 tuổi của gia đình ông Nguyễn Văn Chất (xóm 6) mùa này cho gần 3 tạ quả.
Hồng trên đất Nam Anh có 2 loại: hồng trứn (quả to, màu đỏ) và hồng cậy (quả nhỏ, màu vàng Chị Hồ Thị Hồng (Xóm 5) cho hay: hồng muốn ngon còn thùy thuộc kỹ thuật ngâm.
Ngâm quá lâu thì sẽ mất đi vị ngọt nhưng nếu ngâm chưa tới thì quả sẽ bị chát.
Trên địa bàn xã Nam Anh hiện có 5 hộ bao tiêu hơn 70% số hồng của người dân. Hồng Nam Anh đã có mặt ở thị trường trong ngoài tỉnh.
Vào vụ thu hoạch, có rất nhiều lái buôn tìm đến xã Nam Anh thu mua hồng
Dọc Quốc lộ 46 từ cầu Mượu đến thị trấn Nam Đàn không khó để bắt gặp những hình ảnh bà con bán loại quả này.
Có thể bạn quan tâm

Xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là vùng đất bị nhiễm phèn nặng. Ngoài cây sen, khó có loài cây khác cho hiệu quả trên vùng đất này. Vì thế, cây sen được xem như cứu cánh giúp thay đổi cuộc sống của người dân. Do nặng lòng với sen, nhiều bà con có kinh nghiệm trồng sen với suy nghĩ linh hoạt đã có hướng chuyển đổi phù hợp, trở nên khá giả từ cây sen…

Thực hiện Dự án Hỗ trợ Tam nông, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) được chọn triển khai tại 9/9 xã trên toàn địa bàn huyện cho 5.423 hộ dân, trong đó có 3.618 hộ nghèo và 570 hộ cận nghèo. Gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững, Bác Ái xác định tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị trong chăn nuôi và nông sản hàng hóa từ lợi thế sẵn có của địa phương.

Đợt thử nghiệm đầu tiên trồng 200 gốc đu đủ trên đất ruộng, anh Trương Văn Hiền ở tổ 3, ấp 2, xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã thu kết quả không ngờ. Bình quân mỗi cây cho trên 60 kg, giá trung bình 4.000 đồng/kg, anh thu về gần 50 triệu đồng. “Thừa thắng xông lên”, năm 2009 anh tiếp tục mở rộng diện tích 0,7ha, trồng 1.700 cây đu đủ và hiện cây sắp đến ngày thu hoạch…

Phát triển chăn nuôi gia súc liên kết đang là hướng đi mới, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với chăn nuôi đơn lẻ. Nhận thức rõ vấn đề này, HTX chăn nuôi dịch vụ tổng hợp Hùng Cường, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã xây dựng hiệu quả mô hình sản xuất khép kín, đảm bảo chất lượng, cải thiện đời sống cho người dân.

Đến thời điểm này, trên 60% diện tích lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã thu hoạch. Nông dân đang trông chờ chính sách thu mua tạm trữ của Chính phủ để giá lúa nhích lên. Tuy nhiên, theo quy định, đến ngày 15/6 mới mua tạm trữ thì nông dân chắc gì còn lúa để bán...