Mùa hồng Nam Anh

Hồng đã bén đất Nam Anh từ lâu đời, nhưng trước đây bà con trồng không nhiều vì đất ít đã đành, đây lại là loài cây “khó tính, khó chiều”.
Tuy nhiên, sau khi dự án “Phục tráng giống hồng địa phương” do Sở khoa học và Công nghệ hỗ trợ, cây hồng Nam Anh đã thực sự trở thành thương hiệu, mang lại thu nhập khá cho người dân.
Trong 9 xóm của xã thì có tới 4 xóm xem đây là cây trồng “chiến lược” với tổng diện tích trên 40 ha.
Bình quân mỗi năm toàn xã thu hoạch được trên dưới 500 tấn quả, tạo nguồn thu khoảng 6 tỷ đồng.
Cây hồng gần 50 tuổi của gia đình ông Nguyễn Văn Chất (xóm 6) mùa này cho gần 3 tạ quả.
Hồng trên đất Nam Anh có 2 loại: hồng trứn (quả to, màu đỏ) và hồng cậy (quả nhỏ, màu vàng Chị Hồ Thị Hồng (Xóm 5) cho hay: hồng muốn ngon còn thùy thuộc kỹ thuật ngâm.
Ngâm quá lâu thì sẽ mất đi vị ngọt nhưng nếu ngâm chưa tới thì quả sẽ bị chát.
Trên địa bàn xã Nam Anh hiện có 5 hộ bao tiêu hơn 70% số hồng của người dân. Hồng Nam Anh đã có mặt ở thị trường trong ngoài tỉnh.
Vào vụ thu hoạch, có rất nhiều lái buôn tìm đến xã Nam Anh thu mua hồng
Dọc Quốc lộ 46 từ cầu Mượu đến thị trấn Nam Đàn không khó để bắt gặp những hình ảnh bà con bán loại quả này.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ký ban hành văn bản về việc xuất dự trữ quốc gia hạt giống cây trồng để hỗ trợ cho các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai năm 2015 và đảm bảo công tác giống cây trồng phục vụ sản xuất cho các địa phương.

Sáng nay (24/11), tại Hà Nội, Câu lạc bộ Phóng viên Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn phối hợp với Báo Nông thôn ngày nay tổ chức buổi Tọa đàm về nông dân và kinh tế hợp tác.

Chi phí để làm rau VietGap cao, trong khi giá bán không tăng; người tiêu dùng chưa phân biệt được rau VietGap, rau an toàn với các loại rau khác khiến cho việc mở rộng diện tích rau đạt tiêu chuẩn chất lượng trên cả nước gặp nhiều khó khăn.

Ngày 24/11, Ngân hàng HSBC tại Việt Nam công bố báo cáo “Những làn gió thương mại”, trong đó nhận định Việt Nam sẽ trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ 10 thế giới vào năm 2050.

Ba năm trở lại đây, chính quyền xã Lay Nưa (thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên) đã đưa mô hình trồng rau sạch giúp người dân xóa đói giảm nghèo, mang lại thu nhập ổn định cho các hộ từ 200.000-300.000 đồng/ngày.