Mùa chem chép

Bờ biển khu phố 2 – Mũi Né (Bình Thuận), thời gian này sôi động hẳn bởi ngày nào cũng có vài chục người cào chem chép sữa, người cân, vô bao, sàn lọc chở đi bán. Một không khí nhộn nhịp giữa những buổi trưa nắng nóng. Gia đình anh Tuấn (Hòa Thắng, Bắc Bình) cũng có mặt, ngày hôm nay anh Tuấn và cha ruột cũng cào được 3 bao chem chép. Mỗi bao gần 90kg, nên thu nhập của 2 cha con cũng được vài trăm ngàn. Tháng này ở Mũi Né nhưng vài tháng nữa, sẽ làm ở Tiến Thành.
Cào chem chép sữa chỉ có một dụng cụ duy nhất, đầu tư khoảng 1,5 triệu đồng. Đó cũng là cách kiếm sống của ngư dân vào những khi biển trở gió. Tại bờ biển chúng tôi còn thấy có cả những người ở Hòa Đa (Bắc Bình), thanh niên địa phương.
Dọc bờ biển khu phố 2, nhiều nhóm cào chem chép, đóng vào bao tải
Anh Tuấn (Hòa Thắng) với những bao chem chép sữa sau cả buổi chiều làm việc cùng với cha ruột
Đầu nậu (góc trái) thu mua tại chỗ
Dụng cụ để cào chem chép sữa
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, chạy dọc theo con lộ từ Chi Lăng đến hương lộ 17, chúng ta dễ bắt gặp những giỏ mãng cầu (na) đầy ắp xếp thành từng đống hai bên đường chờ bán cho du khách. Mãng cầu trồng ở vùng Bảy Núi tuy trái không to, không đẹp nhưng lại rất thơm ngọt vì không sử dụng phân bón, thuốc BVTV, lại trồng trên núi, được xem là loại trái cây sạch ở vùng này.

Do lĩnh vực thuốc BVTV gặp khó khăn, trong khi phân bón hiện đang rất hấp dẫn nên mấy năm trở lại đây có một làn sóng các DN SXKD thuốc BVTV ồ ạt làm thêm mảng phân bón.

Khi nói về vụ lê năm nay, bà Lã Thị Hội, thôn Nà Lệnh, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc phấn khỏi cho biết: “Gia đình tôi có trên 100 cây lê, năm nay lê rất sai, quả to mọng, chín đều. Thường 1 cây cho năng suất khoảng 50 - 100kg, thậm chí có cây to cho năng suất đến trên 30kg.

Ngoài ra, Cty xây dựng đề án cánh đồng lớn từ nay đến năm 2020 sẽ bao tiêu khoảng 20%/khoảng 78.000 ha đất sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Trước mắt, Cty sẽ triển khai thực hiện trên 1.200 ha trong vụ đông xuân 2014-2015 và đã được Cty CP BVTV An Giang và Cty Hợp Trí nhất trí liên kết thực hiện.

Anh Thái Minh Tân, Bí thư xã Tân Khánh Trung - nơi đang trồng hơn 200ha cam các loại, trong đó hơn 50% diện tích trồng cam xoàn - cho biết, hiện tại địa phương, cây cam xoàn đang phát triển mạnh, và thu hoạch sau 2-3 năm. Đây là loại cây dễ trồng nếu được chăm sóc kỹ.