Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa Bóng Đá, Nói Chuyện Trồng Cao Su

Mùa Bóng Đá, Nói Chuyện Trồng Cao Su
Ngày đăng: 21/06/2012

Nói vui, nếu không có cao su thì làm sao có được những mùa bóng đá khiến cả thế giới nín thở theo dõi. Cao su làm nên vô vàn vật dụng trên hành tinh này.

Bạn thử tính xem, nhà mình có bao nhiêu thứ được làm từ cao su (?!). Thế mới biết, nếu không có cao su thì ta chỉ có thể đi bằng xe lửa hoặc cưỡi trâu và đá quả bóng bằng... rơm!

Cây cao su có nguồn gốc từ vùng Amazone ở Nam Mỹ. Đó là vùng nhiệt đới gần ngay với đường xích đạo. Vì vậy, nó yêu cầu khí hậu nóng và ẩm. Nhiệt độ thích hợp của cao su là 23-30oC. Hiện nay, người ta chỉ trồng cao su ở các nước trong khu vực từ vĩ tuyến 16 độ Nam tới vĩ tuyến 18 độ Bắc, bao gồm nhiều nước ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Các nước quanh ta cũng trồng nhiều như: Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Philippines và cả Trung Quốc.

Hiện nay, trên thế giới có 2 loại cao su là cao su tự nhiên và cao su được tổng hợp nhân tạo. Tuy nhiên, cao su tự nhiên vẫn tốt hơn và được ưa chuộng hơn.

Ở Việt Nam, chính bác sĩ Tersin - nhà bác học nổi tiếng đến Việt Nam từ thời Pháp thuộc, là người đưa cao su vào trồng đầu tiên ở Nha Trang. Sau đó, cao su được trồng ở ngoại ô Sài Gòn, Thủ Dầu Một, Biên Hòa và nhiều tỉnh Nam Bộ khác. Tới nay, cao su đã được trồng ở cả Tây Nguyên, miền Trung và lan ra cả miền Bắc. Một số tỉnh ở Tây Bắc đã mạnh dạn trồng và bước đầu cho thấy cũng có thể đưa cao su phát triển mạnh ở đây vì khí hậu của nó nóng hơn và khô hơn vùng Việt Bắc. Đặc biệt, các lòng hồ thủy điện khổng lồ kéo dài hàng trăm km đã điều hòa cho vùng này khiến khí hậu ấm hơn và ít sương muối hơn.

Cây cao su trồng sau 5-7 năm thì bắt đầu cho khai thác nhựa. Bà con thấy người ta cạo xung quanh cây để bứng lấy nhựa vào những cái bát nhỏ. Mỗi cây cho một ít. Nhưng mỗi nhà có hàng trăm, hàng nghìn cây thì lượng nhựa lấy được rất nhiều. Do đó, thu nhập từ việc trồng cao su rất lớn và ổn định. Ta có thể thu liên tiếp 20 -25 năm. Tới lúc cây già, ta chặt để bán gỗ và trồng lại cây mới. Càng ngày, thế giới càng cần nhiều cao su tự nhiên. Vì vậy, dân ta trồng cao su sẽ được hưởng lợi liên tục trong nhiều năm.

Nhưng khi định trồng, xin lưu ý tới một loạt vấn đề. Trước hết, cao su phải trồng theo vùng. Cá lẻ không trồng được vì ai tới mua? Nơi trồng phải có khí hậu phù hợp, có lượng mưa từ 1.500mm/năm trở lên; không có gió bão nhiều vì dễ làm gãy, đổ cây; thành phần cơ giới của đất nên từ trung bình tới nhẹ và tỷ lệ sét từ 20-25%; hàm lượng chất hữu cơ cũng phải từ 2,5% trở lên, pH của đất nên từ 4,5 - 5,5...

Còn nhiều việc phải nghĩ tới. Vì vậy, nếu định trồng cao su, xin cân nhắc kỹ lưỡng.

Có thể bạn quan tâm

Nông dân tiếp tục khóc ròng vì nông sản rớt giá Nông dân tiếp tục khóc ròng vì nông sản rớt giá

Những ngày gần đây, nông dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đang như “ngồi trên đống lửa”, bởi hàng ngàn hécta trồng ổi của địa phương đang rơi vào tình cảnh rớt giá thê thảm.

15/06/2015
Lô quả vải tươi đầu tiên của Việt Nam đã vào thị trường Canada Lô quả vải tươi đầu tiên của Việt Nam đã vào thị trường Canada

Lô vải quả tươi đầu tiên từ Việt Nam đã được đưa đến Canada tối 10/6 bằng đường hàng không.

15/06/2015
Chuỗi dự án chăn nuôi phát triển đồng bộ và khép kín Chuỗi dự án chăn nuôi phát triển đồng bộ và khép kín

Chỉ trong vòng 10 năm, Hà Tĩnh đã phát triển tương đối hoàn chỉnh ngành chăn nuôi lợn siêu nạc (LSN) có quy mô lớn nhất miền trung. Đây được xem là chuỗi phát triển đồng bộ và khép kín từ khâu sản xuất con giống, đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm và thức ăn chăn nuôi (TĂCN).

15/06/2015
Hiệu quả từ mô hình trồng bắp nuôi bò Hiệu quả từ mô hình trồng bắp nuôi bò

Mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò hay còn gọi là mô hình 2 B “bắp-bò” là một trong những mô hình được người dân áp dụng phổ biến hiện nay, đem lại hiệu quả kinh tế cao so với trồng lúa. Bởi đặc điểm của loại hoa màu này là thời gian sinh trưởng khá ngắn, mỗi năm nông dân có thể sản xuất từ 3 - 5 vụ.

15/06/2015
Đào ao… lấy nước trồng cỏ nuôi bò Đào ao… lấy nước trồng cỏ nuôi bò

Nắng nóng kéo dài, cỏ trồng bị héo úa, người dân ở các xã ven biển huyện Tuy An (Phú Yên) phải đào ao lấy nước tưới cỏ, đảm bảo nguồn thức ăn cho bò. Có gia đình đầu tư hệ thống tưới nước tự động bằng béc (vòi phun) tưới cỏ để có thức ăn cho bò trong mùa nắng hạn.

15/06/2015