Mua Bán Rơm Rạ Mục Sôi Động

Mỗi ngày, hàng chục ghe tàu chở rơm rạ mục từ huyện Lai Vung về thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) để chào bán cho các nhà vườn trồng hoa kiểng, tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định.
Trong các tỉnh ĐBSCL, TP. Sa Đéc thường được gọi là xứ sở của các loài hoa với đầy đủ các chủng loại hoa kiểng đua nhau khoe sắc và đáp ứng thị trường mỗi ngày.
Vì thế, nhu cầu sử dụng rơm rạ mục rất lớn. Ông Nguyễn Chí Thiện, ở ấp Tân Mỹ, xã Tân Hòa (Lai Vung, Đồng Tháp) làm nghề mua bán rơm rạ mục đã nhiều năm nói: “Nghề mua bán này diễn ra quanh năm tại Sa Đéc, nhưng nhiều nhất là từ tháng 9 – tháng 12 (âm lịch).
Vì phụ phẩm này chủ yếu phục vụ cho các nhà vườn trồng hoa kiểng. Vào các tháng đó tàu ghe đậu khắp dòng sông. Ghe này của tôi có trọng tải 20 tấn nên chở được khoảng 350 bao phân rơm mục, bán với giá 45.000 đ/bao, với mỗi chuyến đi từ 2 – 5 ngày, trừ chi phí lãi trên 1 triệu đồng/chuyến”.
Có thể bạn quan tâm

Thanh long ruột đỏ trước đây 30.000-35.000 đồng một kg nay chỉ còn 12.000 đồng, thơm thay vì 10.000 đồng một trái thì nay mua được 4 trái.

Cụ thể theo thông tin từ Sở NN-PTNN Cà Mau, giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg, giá ngày 28/4 là 102.000 đ/kg, hiện chỉ còn 81.000 đ/kg. Loại 70 con/kg giá 114.000 đ/kg, nay còn 96.000 đ/kg.

Theo kế hoạch, diện tích thả nuôi cá tra năm 2014 của Đồng Tháp là gần 2.000 ha, ước sản lượng 180.000 tấn. Nhưng đến thời điểm này diện tích thả nuôi trong tỉnh chỉ có 1.333 ha.

Xây dựng và phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trở thành vùng trọng điểm quốc gia về sản xuất nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản của cả nước với tốc độ tăng trưởng cao. Phát triển mạnh kinh tế biển, du lịch sinh thái cảnh quan sông nước tầm quốc gia và quốc tế.

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã ra quyết định về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Cà phê Arabica Lang Biang” - nhãn hiệu cà phê thứ hai của Lâm Đồng sau nhãn hiệu “Cà phê Di Linh”.