Một Xã Thu 10 Tỷ Đồng Từ Ớt Xuất Khẩu

Ngày 2.4, ông Lê Xuân Mận- Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Định Liên, huyện Yên Định (Thanh Hóa), cho biết: Vụ đông xuân (2013-2014), xã Định Liên thu được khoảng 10 tỷ đồng từ mô hình trồng ớt xuất khẩu.
Cũng theo ông Mận, vụ đông- xuân vừa qua, xã Định Liên trồng 30ha ớt xuất khẩu. Sau gần 2 tháng chăm sóc, bà con bắt đầu thu hoạch ớt (quả xanh), với giá 8.000 đồng/kg. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian (đầu tháng 1.2014), giá ớt xuất khẩu đột nhiên tăng lên 40.000 đồng/kg, mà nông dân vẫn không có hàng để bán.
Theo hạch toán của người trồng ớt, mỗi ha ớt bà con đầu tư hết khoảng 40 triệu đồng, thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 5- 6 tháng, năng suất đạt từ 24-25 tấn/ha. Như vậy, mỗi ha ớt xuất khẩu, bà con thu về khoảng hơn 300 triệu đồng (cao gấp 5 lần trồng lúa). Được biết, giống ớt bà con trồng là loại giống lai số 7 của Trung Quốc, thị trường cung cấp chủ yếu là Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm liền, anh Đoàn Văn Tâm ở ấp Mỹ Vĩnh, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã chủ động xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ, khắc phục tình trạng "được mùa, rớt giá", góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình.

Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, dịch vụ, thương mại Bình Lộc là mô hình điểm sản xuất giỏi trong phong trào xây dựng nông thôn mới của TX.Long Khánh (Đồng Nai). Nhiều xã viên khá lên, thậm chí làm giàu nhờ ứng dụng tốt khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thực hành sản xuất theo quy trình VietGAP để sản xuất trái cây sạch cung ứng cho thị trường.

Thời tiết khắc nghiệt đã khiến các hộ trồng dưa hấu ở xã Ninh Trung (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) điêu đứng. Hàng tấn dưa thu hoạch xong đang chất đống chờ người mua với giá rẻ.

Ông Hồ Phước Dư - Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Phước (Mang Thít - Vĩnh Long) cho biết, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long và huyện Mang Thít, xã đã vận động bà con nông dân trồng được 18ha bưởi da xanh sau khi cải tạo vườn tạp kém hiệu quả.
Sau thời gian nỗ lực xây dựng, Tổ hợp tác (THT) xoài xã Tân Thuận Tây (TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) bước đầu thành công với mô hình sản xuất xoài theo hướng VietGAP. Đây được xem là hướng đi đáp ứng nhu cầu thị trường về sản phẩm sạch, đồng thời hướng đến sự phát triển thông qua liên kết tiêu thụ...