Một Xã Thu 10 Tỷ Đồng Từ Ớt Xuất Khẩu

Ngày 2.4, ông Lê Xuân Mận- Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Định Liên, huyện Yên Định (Thanh Hóa), cho biết: Vụ đông xuân (2013-2014), xã Định Liên thu được khoảng 10 tỷ đồng từ mô hình trồng ớt xuất khẩu.
Cũng theo ông Mận, vụ đông- xuân vừa qua, xã Định Liên trồng 30ha ớt xuất khẩu. Sau gần 2 tháng chăm sóc, bà con bắt đầu thu hoạch ớt (quả xanh), với giá 8.000 đồng/kg. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian (đầu tháng 1.2014), giá ớt xuất khẩu đột nhiên tăng lên 40.000 đồng/kg, mà nông dân vẫn không có hàng để bán.
Theo hạch toán của người trồng ớt, mỗi ha ớt bà con đầu tư hết khoảng 40 triệu đồng, thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 5- 6 tháng, năng suất đạt từ 24-25 tấn/ha. Như vậy, mỗi ha ớt xuất khẩu, bà con thu về khoảng hơn 300 triệu đồng (cao gấp 5 lần trồng lúa). Được biết, giống ớt bà con trồng là loại giống lai số 7 của Trung Quốc, thị trường cung cấp chủ yếu là Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Thủ Thừa (Long An) là một trong những vùng nguyên liệu mía đường của tỉnh Long An, tập trung ở các xã Tân Thành, Nhị Thành và thị trấn Thủ Thừa.

Đã nhiều năm nay, tình trạng “Được mùa mất giá, mất mùa được giá” cứ diễn ra thường xuyên đối với người trồng cà phê Sơn La.

Những năm gần đây, khu vực huyện Krông Păk, Krông Năng, Buôn Hồ… tỉnh Đăk Lăk phát triển mạnh mô hình trồng các loại cây công nghiệp xen cây cà phê. Nhiều mô hình bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Xã Thượng Kiệm là một trong những địa phương của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình có truyền thống trồng rau màu vụ đông từ nhiều năm nay. Các loại rau như su hào, bắp cải... ở đây được trồng rất sớm nên dễ tiêu thụ, giá bán cao, mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân.
Đó là tổng nhu cầu vốn để đầu tư phát triển cà phê giai đoạn từ nay đến năm 2020, theo đề án quy hoạch cà phê vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt.