Một Xã Thu 10 Tỷ Đồng Từ Ớt Xuất Khẩu

Ngày 2.4, ông Lê Xuân Mận- Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Định Liên, huyện Yên Định (Thanh Hóa), cho biết: Vụ đông xuân (2013-2014), xã Định Liên thu được khoảng 10 tỷ đồng từ mô hình trồng ớt xuất khẩu.
Cũng theo ông Mận, vụ đông- xuân vừa qua, xã Định Liên trồng 30ha ớt xuất khẩu. Sau gần 2 tháng chăm sóc, bà con bắt đầu thu hoạch ớt (quả xanh), với giá 8.000 đồng/kg. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian (đầu tháng 1.2014), giá ớt xuất khẩu đột nhiên tăng lên 40.000 đồng/kg, mà nông dân vẫn không có hàng để bán.
Theo hạch toán của người trồng ớt, mỗi ha ớt bà con đầu tư hết khoảng 40 triệu đồng, thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 5- 6 tháng, năng suất đạt từ 24-25 tấn/ha. Như vậy, mỗi ha ớt xuất khẩu, bà con thu về khoảng hơn 300 triệu đồng (cao gấp 5 lần trồng lúa). Được biết, giống ớt bà con trồng là loại giống lai số 7 của Trung Quốc, thị trường cung cấp chủ yếu là Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Tồn dư của chất tăng trọng, chất tạo nạc trong thịt lợn có thể gây ung thư cho người ăn phải.

Mấy ngày qua, người dân vùng biển Thuận An (huyện Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) đổ xô ra biển để nhặt hải sâm trôi dạt vào bờ.

Lần đầu tiên, các nhà khoa học thế giới xác định được chính xác cấu trúc di truyền của hơn 3.000 giống gạo khác nhau. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho các nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ…

Sau 10 năm, cây ca cao của Việt Nam vẫn phát triển thiếu bền vững, không đạt được mục tiêu như đã đề ra, mặc dù có nhiều ưu thế và là một trong số rất ít loại cây trồng đã huy động được nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước.

Giải pháp trước mắt hỗ trợ người dân nuôi tôm mùa nước nổi là tập huấn về xử lí nguồn nước, xử lí đáy ao và chăm sóc tôm trong khi chờ nước lũ.