Một trại nuôi tôm nữa của Ấn Độ được chứng nhận BAP 4 sao

Tất cả các nhà máy chế biến, các trại nuôi, trại ương giống và các nhà máy chế biến thức ăn nuôi tôm của Apex Frozen Foods đều được chứng nhận tiêu chuẩn BAP. Các trại nuôi của tập đoàn sở hữu 2 ao nuôi với tổng diện tích hơn 200 ha.
Apex Frozen Foods cam kết nuôi trồng bền vững và sản xuất các mặt hàng thủy sản chất lượng cao bằng cách áp dụng các biện pháp nuôi trồng có trách nhiệm với xã hội và thân thiện với môi trường. Trong tương lai, tập đoàn này dự kiến tất cả các sản phẩm của tập đoàn đều đạt được chứng nhận BAP.
Chỉ trong hơn 1 tháng, tập đoàn này là tập đoàn thứ 4 được chứng nhận BAP sau 3 tập đoàn ở Ấn Độ (Penver Products, Suryamitra Exim (P) Ltd. và Avanti Feeds Limited).
Có thể bạn quan tâm

Năm 2011, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm khuyến nông Tuyên Quang đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn triển khai mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học và áp dụng VietGAP tại 15 hộ nông dân thuộc xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn. Số lượng gà giống Ri Lai của mô hình là 3.200 con, bình quân mỗi hộ nuôi từ 150 đến 200 con, có hộ nuôi tới 300 con

Gần một năm nay, dựa vào cái nắng khá gay gắt ở vùng đất Tây Ninh này, anh Trần Văn Quân (34 tuổi, ngụ ấp 1, xã Bến Củi, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) đã cải thiện được kinh tế gia đình bằng nghề nuôi dông - một loài bò sát chỉ có ở các tỉnh miền Trung đầy cát và nắng gió.

Trước tình trạng rau quả Việt Nam xuất sang Liên minh châu Âu (EU) vi phạm các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tăng cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật gửi thông báo, yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu tạm dừng làm thủ tục kiểm dịch thực vật đối với 5 mặt hàng rau quả xuất sang EU từ nay đến hết năm 2012.

Hoàn thiện quy trình gieo thẳng lúa theo hàng bằng dụng cụ kéo tay trên các chân đất và mùa vụ khác nhau là tên của đề tài khoa học do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội nghiên cứu thành công và được Sở Khoa học công nghệ chuyển giao đến các địa phương, hợp tác xã nông nghiệp của Hà Nội, để ứng dụng vào thực tiễn.

Gia đình chị Nguyễn Thị Thao (sinh năm 1973) ở thôn Chánh Hòa, xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã mạnh dạn đi đầu, huy động nguồn vốn gần 200 triệu đồng từ gia đình và vay ngân hàng đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi nhím và đã thành công với mô hình này