Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Tay Làm Nên Cơ Nghiệp

Một Tay Làm Nên Cơ Nghiệp
Ngày đăng: 07/08/2013

Bị mất một bàn tay trong chiến tranh nhưng hiện ông Nguyễn Văn Thuận (trại Cầu Cả, xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) vẫn có thu nhập 100 triệu đồng/năm từ làm VAC.

Ông Thuận chia sẻ: “Chỉ còn một tay, tôi gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, nhưng theo lời Bác Hồ dạy “tàn nhưng không phế”, tôi đã cố gắng khắc phục khiếm khuyết của bản thân để vượt qua mọi trở ngại”.

Năm 1979, thực hiện chủ trương khai hoang phục hóa đồng ruộng của xã, ông Thuận cùng vợ con ra trại Cầu Cả khai hoang được 5.000m2 đất để trồng lúa. Sau vài vụ trồng lúa không có lãi, ông chuyển sang trồng cây ăn quả rồi trồng hoa, loay hoay mãi vẫn chưa giải được bài toán thoát nghèo. Qua tìm hiểu, ông thấy đồng chiêm trũng của xã phù hợp với nuôi cá. Năm 1990, ông quyết định chuyển đổi toàn bộ 5.000m2 đất của gia đình và thầu thêm 4.000m2 đất của xã để đào ao, mua cá trắm, chép, trôi, mè về thả.

Thấy nuôi cá thương phẩm hiệu quả không cao, ông chuyển sang nuôi cá giống cung cấp cho các hộ nuôi cá trong xã và các xã lân cận. Với giá bán cá trôi 20.000 đồng/kg; cá trắm, chép 50.000 đồng/kg, mỗi năm ông thu về 50-70 triệu đồng.

Trên bờ ao, ông làm chuồng nuôi vịt. “Năm đầu (2003), cả đàn vịt mấy trăm con của gia đình gặp dịch cúm gia cầm chết gần hết, tôi mất gần 50 triệu đồng” - ông Thuận kể. Không lùi bước, ông mua tài liệu về đọc, tìm các hộ nuôi vịt lâu năm học hỏi kinh nghiệm. Hiện, đàn vịt 1.000 con, trong đó có 100 con vịt đẻ trứng, mỗi ngày cho ông 200.000 đồng. “Do tuân thủ chặt chẽ quy định về tiêm phòng, cho đàn gia cầm uống thuốc đầy đủ và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tôi đã thành công trong chăn nuôi” - ông Thuận chia sẻ.

Cùng với vịt, cá, ông còn trồng cây ăn quả như nhãn, xoài, đào... mỗi năm cũng đưa về cho ông khoản thu đáng kể. Trang trại của ông tạo việc làm thời vụ cho 10 lao động tại địa phương với thu nhập 100.000-120.000 đồng/ngày.

Bà con ND muốn học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi liên hệ với ông Thuận qua số điện thoại: 0974385055.


Có thể bạn quan tâm

Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Theo Hướng Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Và Phát Triển Bền Vững Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Theo Hướng Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Và Phát Triển Bền Vững

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, với 626.757 ha, trong đó có 567.000 ha rừng và gần 60.000 ha đất chưa có rừng. Đây là tiềm năng lớn để tạo bước đột phá cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tiềm năng này chưa được khơi dậy một cách hiệu quả, bền vững.

27/11/2014
Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh) Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh)

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.

26/06/2014
Trồng Tiêu Trên Đất Khó Trồng Tiêu Trên Đất Khó

Những vườn tiêu xanh tốt bời bời trên vùng đất Kông Chro (Gia Lai) là hình ảnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đi qua 2 xã Yang Trung và Chơ Long, chứng kiến nhiều vườn tiêu cả ngàn trụ, năng suất không thua kém “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh dễ khiến người ta tò mò...

26/06/2014
Phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần, Tăng Hiệu Quả Khai Thác Hải Sản Phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần, Tăng Hiệu Quả Khai Thác Hải Sản

Hiện tại, trên địa bàn phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) có trên 250 tàu thuyền, trong đó gần 40 chiếc tàu chuyên làm dịch vụ hậu cần trên biển với trên 200 lao động tham gia. Hoạt động thu mua của các tàu dịch vụ lại chiếm tới 50% tổng thu nhập từ nghề biển của địa phương. Mỗi chuyến một tàu dịch vụ có thể thu mua được hàng chục tấn hải sản.

27/11/2014
Mô Hình “Sản Xuất Và Thâm Canh Tổng Hợp Cho Cây Mía Phục Vụ Chế Biến Đường Công Nghiệp” Đạt 75 Tấn/ha Mô Hình “Sản Xuất Và Thâm Canh Tổng Hợp Cho Cây Mía Phục Vụ Chế Biến Đường Công Nghiệp” Đạt 75 Tấn/ha

Năm 2014, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình “Sản xuất và thâm canh tổng hợp cho cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp” tại xã Xuân Châu (Thọ Xuân) với quy mô 5 ha, 5 hộ tham gia bằng giống mía Quế Đường 94-119.

27/11/2014