Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một số mô hình kinh tế hiệu quả ở thị xã Phú Thọ

Một số mô hình kinh tế hiệu quả ở thị xã Phú Thọ
Ngày đăng: 28/07/2015

Gia đình anh Hoàng Văn Diện (hội viên nông dân khu 4 - xã Văn Lung) là một điển hình. Anh là người đầu tiên trên địa bàn thị xã Phú Thọ tiên phong nuôi loài chim đà điểu. Xây dựng gia đình được hơn 10 năm, vợ chồng anh Diện tập trung phát triển kinh tế từ chăn nuôi và đã có thu nhập mỗi năm vài trăm triệu đồng. Không dừng lại ở đó, với bản tính dám nghĩ, dám làm, đầu năm 2013, anh nuôi thử nghiệm giống chim đà điểu. Thời gian đầu anh nuôi thử  4 con từ trại giống Ba Vì (Hà Nội) với giá giống trên 1.500.000 đồng/con.

Anh Diện cho biết: Đà điểu kháng bệnh cao, lớn nhanh; thức ăn cho đà điểu dễ kiếm. Sau một năm nuôi trọng lượng trung bình mỗi con đạt từ 80 đến trên 100kg; giá thịt đà điểu khá cao, trên 100 nghìn đồng/kg, được thị trường ưa chuộng. Sau một năm nuôi thấy hiệu quả, đến nay, gia đình anh đã nuôi trên 30 con đà điểu; mỗi con cho thu nhập trên 10 triệu đồng. Bên cạnh đó, anh còn giúp đỡ 3 gia đình của địa phương phát triển kinh tế từ nuôi đà điểu.

Cũng làm giàu từ chăn nuôi, nhưng gia đình chị Hà Thị Bích Loan (khu 8, phường Trường Thịnh) lại mạnh dạn đầu tư nuôi thỏ và chim bồ câu. Thời gian đầu gia đình chị gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn. Nhưng với bản tính cần cù, chịu khó vừa làm, vừa học hỏi kinh nghiệm từ sách báo và tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do địa phương tổ chức, nên việc chăn nuôi dần dần trở nên thuận lợi. Lúc cao điểm gia đình chị Loan có tới 500 con thỏ, trên 300 con chim bồ câu, mang lại lợi nhuận mỗi năm trên 30 triệu đồng. Cùng với chăn nuôi chị còn sản xuất nông nghiệp mang lại tổng nguồn thu nhập mỗi năm gần 100 triệu đồng. Với thành công trong phát triển kinh tế, chấp hành tốt chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, gia đình chị được bầu chọn là điển hình tiên tiến của phường Trường Thịnh giai đoạn 2010-2015.

Mới đây, mô hình trồng dưa chuột nhật tại xã Hà Thạch, theo hình thức liên kết 4 nhà đã thu hút 87 hộ tham gia với tổng diện tích 3,5ha. Qua một vụ trồng thử nghiệm mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. 100% sản phẩm được bao tiêu; một sào dưa cho thu nhập gần 7 triệu đồng, trừ chi phí vẫn đạt trên dưới 5 triệu đồng/sào, đây là mức thu cao so với nhiều loại cây trồng khác.

Thực tế cho thấy, điểm chung của các mô hình kinh tế trên là đã khai thác tốt tiềm năng thế mạnh sẵn có của địa phương; người dân chịu khó học hỏi kinh nghiệm, dám nghĩ, dám làm, nhận được sự khuyến khích từ chính quyền địa phương, từ nguồn vốn, giống, đặc biệt là sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật; sản phẩm được bao tiêu 100%.

Hiện nay, các mô hình này đang tiếp tục được khuyến khích nhân ra diện rộng và được xem là một trong những hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã.


Có thể bạn quan tâm

Lo Lỗ Vốn Vì Giá Tôm Còn 1.000 Đồng/con Lo Lỗ Vốn Vì Giá Tôm Còn 1.000 Đồng/con

1.000 đồng là mức giá người mua phải trả cho 1 con tôm thẻ chân trắng (loại 100 con/kg) tại Cà Mau, ở thời điểm này. Tính theo ký, mỗi kg tôm loại 70 con/kg cũng chỉ còn 120.000 đồng. So với trước, mức này giảm 15.000 - 20.000 đồng/kg. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Bạc Liêu.

31/10/2014
Phát Triển Mô Hình Trồng Nấm Tại Nhà Cho Người Dân Phát Triển Mô Hình Trồng Nấm Tại Nhà Cho Người Dân

Nhằm giúp bà con phát triển mô hình trồng nấm tại nhà, từ đầu năm 2014 đến nay, Trung tâm Nấm (thuộc Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên) đã tổ chức hơn 50 buổi tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại nấm ăn, nấm thương phẩm cho bà con các huyện: Mường Nhé, Mường Chà, Mường Ảng, Điện Biên và thị xã Mường Lay, với hơn 1.500 lượt người tham gia.

31/10/2014
Trưởng Bản Lò Văn Soạn Gương Mẫu Trưởng Bản Lò Văn Soạn Gương Mẫu

Dám nghĩ dám làm, quyết tâm không để cái đói, cái nghèo đeo bám, anh Lò Văn Soạn, bản Chiềng Nưa 1, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ luôn đi đầu trong sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt; đồng thời hướng dẫn người dân trong bản mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo...

31/10/2014
Tiêm Phòng Dịch Bệnh Được Đẩy Mạnh Tiêm Phòng Dịch Bệnh Được Đẩy Mạnh

Đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không có hiện tượng bệnh phát sinh thành dịch trên đàn gia súc, gia cầm do bà con nông dân đã chủ động tiêm phòng các loại bệnh dễ bị lây nhiễm cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, ngành chuyên môn còn thường xuyên tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm...

31/10/2014
Mô Hình Nuôi Trăn Hiệu Quả Tại Huyện Lấp Vò Mô Hình Nuôi Trăn Hiệu Quả Tại Huyện Lấp Vò

Hiện nay, nuôi trăn thương phẩm đang là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi ưu điểm là không cần nhiều diện tích, dễ nuôi, nguồn thức ăn dễ kiếm, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, ít tốn công chăm sóc và đặc biệt là đầu ra ổn định, giá bán luôn ở mức cao.

31/10/2014