Tiêm Phòng Dịch Bệnh Được Đẩy Mạnh

Đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không có hiện tượng bệnh phát sinh thành dịch trên đàn gia súc, gia cầm do bà con nông dân đã chủ động tiêm phòng các loại bệnh dễ bị lây nhiễm cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, ngành chuyên môn còn thường xuyên tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm...
Trong những tháng đầu năm, cơ quan chức năng đã tổ chức tiêm phòng các loại bệnh đợt II cho đàn heo, trâu, bò. Trong đó, tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng cho heo, trâu, bò là trên 66.000 con; tiêm lở mồm long móng cho đàn heo, trâu, bò là 13.000 con. Đối với bệnh tai xanh, đã tiêm cho 16.000 con heo; tiêm dịch tả cho đàn heo 62.000 con. Riêng tiêm phòng cúm gia cầm đợt II cho vịt, gà là 3,2 triệu con.
Ngoài ra, ngành chức năng cũng đã thực hiện tốt khâu cấp sổ quản lý đối với các đàn vịt chạy đồng nhằm kiểm soát dịch bệnh. Tính từ đầu năm đến nay, ngành chức năng đã cấp được gần 2.200 sổ.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, tận dụng tiềm năng, lợi thế đất đai; nhiều hộ gia đình ở xã Quảng Nguyên (Xín Mần) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân.

Trước tình hình trên, UBND huyện Lục Nam đang chỉ đạo UBND xã Yên Sơn khuyến cáo nông dân khẩn trương thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; tích cực diệt chuột, bảo vệ mùa màng tránh ảnh hưởng đến vụ sau; đồng thời cử cơ quan chuyên môn thường xuyên tuyên truyền, tập huấn nông dân các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Anh Dũng, một nông dân ở thị trấn Ma Lâm (Hàm Thuận Bắc) có hơn 1 ngàn trụ thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tâm sự: Trồng thanh long theo tiêu chuẩn này chi phí sản xuất giảm rất nhiều, vì ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và lượng phân bón, thanh long ít bị bệnh và năng suất ổn định hơn...

Thu hoạch sau ông Tích để chờ giá lên, ông Phạm Văn Quắn ở xã Mỹ Long Nam cho biết vài ngày gần đây giá tôm tăng nhưng rất chậm và thấp hơn rất nhiều so với đầu vụ. Tại Trà Vinh, tôm loại 100 con giá 97.000 đồng một kg, loại 75 con giá 115.000 đồng và 50 con giá 124.000 đồng, giảm 30.000-60.000 đồng một kg so với cùng kỳ năm trước.

Số thuyền công suất nhỏ (dưới 30 CV) giảm 174 chiếc so cuối năm 2013. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được duy trì thường xuyên, từ đầu năm đến nay đã xử lý 544 vụ vi phạm, giảm 43,6% so cùng kỳ. Khai thác hải sản xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần nghề cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển được đẩy mạnh.