Một Số Lưu Ý Khi Lấy Nước Vào Ao Nuôi Tôm

Trên các huyện vùng Hạ hiện nay có khá lớn diện tích ao nuôi tôm đang được bà con nông dân cải tạo và lấy nước chuẩn bị thả giống. Tuy nhiên, theo thông báo kết quả quan trắc môi trường nước vùng Hạ vào ngày 02 tháng 02 năm 2015 các huyện Châu Thành, Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ (Long An) vẫn còn một số yếu tố môi trường nước chưa phù hợp để thả giống đặc biệt hàm lượng khí độc NO2 trong nước. Do đó, khi bà con nông dân lấy nước vào ao nuôi cần lưu ý xử lý nước nhằm đảm bảo phù hợp cho tôm sinh trưởng, giảm hao hụt.
Tựu chung, bà con nuôi tôm khi lấy nước vào ao tại thời điểm này cần thực hiện một số biện pháp như sau:
Đối với những ao vừa cải tạo nên lấy nước vào ao khoảng 1 - 2 tấc, sau đó rải lân với liều lượng 10kg/1.000m2 ao, ngâm ao trong thời gian từ 5 - 7 ngày rồi xổ xả toàn bộ. Sau đó, bà con cho rải vôi đều khắp đáy ao, nếu dùng vôi Càn Long thì rải khoảng 30kg/1.000m2 ao, nếu dùng Dolomite thì rải 60kg/1.000m2 ao, nếu dùng Daimetyl bột thì rải 40kg/1.000 m2 ao. Sau khi rải vôi, cho phơi ao từ 2 - 3 ngày rồi lấy nước đầy ao. Bà con cần lưu ý tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt cá tạp và giáp xác.
Đối với những ao nuôi đã lấy nước và chưa thả giống, bà con cần diệt khuẩn 2 lần bằng 2 loại thuốc diệt khuẩn khác nhau. Sau đó thực hiện gây màu nước, khi nước ao đạt độ trong 30 - 40 cm là thích hợp. Bà con nên thả giống theo đúng lịch thời vụ khuyến cáo bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Riêng đối với những ao nước quá trong, khó gây màu, bà con nên dùng EDTA để khử hàm lượng kim loại nặng trong môi trường nước trước khi tiến hành gây màu. Sau đó, nâng độ kiềm trong môi trường nước tối thiểu đạt 100 mg/lít, ổn định nhiệt độ bằng cách nâng mực nước trong ao nuôi đạt mức 1,3 - 1,5 mét, diệt rong và bổ sung phân DAP khoảng 2 - 3 kg/ 1.000m3.
Trong quá trình lấy nước và xử lý nước vào ao nuôi bà con nên theo dõi kỹ hàng ngày để có biện pháp điều chỉnh thích hợp. Nếu gặp khó khăn, vướng mắc bà con nên dành thời gian liên hệ với các Trạm Khuyến nông ở địa phương để được hướng dẫn them.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 4 năm triển khai Nghị định 115/2008/NĐ-CP (NĐ 115) về miễn giảm thủy lợi phí, nhiều bất cập đã nảy sinh như công trình thủy lợi xuống cấp nhanh, "vênh" diện tích miễn giảm phí, mức thu thủy lợi phí chưa sát với giá thực tế...

Việc các chủ vườn ở Gia Lai sử dụng máy bơm động lực tưới trực tiếp vào từng gốc cây càphê đã tiết kiệm được lượng nước cần thiết.

Nông nghiệp hữu cơ (NNHC), theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, là hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho người và vật nuôi

Dự án khắc phục cúm gia cầm (CGC) của tỉnh Long An đã triển khai xây dựng mô hình “Nhóm nông hộ chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học (ATSH)”.

Chuyên gia Petrushina Tatiana đã 3 năm cắm chốt ở VN để trợ giúp việc nuôi cá tầm. Chị là người được tặng danh hiệu “Người nuôi cá nhân dân” do đích thân tổng thống Nga trực tiếp ký.