Một Số Hoạt Động Bước Đầu Của Hợp Tác Xã Quýt Hồng Lai Vung

Hợp tác xã (HTX) quýt hồng huyện Lai Vung thành lập vào giữa tháng 3/2014, gồm 19 thành viên là những người có thâm niên và kinh nghiệm trồng quýt hồng ở xã Long Hậu, với tổng diện tích canh tác 15ha.
Mục đích của HTX là sản xuất tạo ra sản phẩm giá thành hạ, có chủ thể đứng ra ký hợp đồng tiêu thụ với đối tác trong và ngoài nước, tránh tình trạng trúng mùa rớt giá, mất mùa được giá; là điều kiện để các nhà vườn liên kết lại với nhau, cùng sản xuất theo một quy trình nhằm tạo ra sản phẩm đồng nhất với số lượng khá lớn đủ để cung ứng cho khách hàng có yêu cầu, đồng thời xây dựng thương hiệu, nhản hiệu, tạo uy tín cho loại trái cây đặc sản này...
Bước đầu HTX đã huy động vốn điều lệ được 150 triệu đồng, cổ phần tối thiểu là 7,5 triệu đồng và tối đa là 30 triệu đồng.
Cơ sở vật chất gồm 28 máy bơm nước, các máy móc, thiết bị, công cụ khác, hệ thống kênh mương cống đập, đất đai của từng cá nhân, xã viên tự quản lý và sử dụng. HTX đã tổ chức vận động và hướng dẫn tất cả xã viên sản xuất quýt hồng theo hướng VietGAP, nhằm tạo ra sản phẩm sạch, giảm giá thành, tạo thuận lợi cho khâu tiêu thụ. Mỗi năm, HTX dự kiến sẽ sản xuất ra khoảng 300 tấn quýt.
Bên cạnh việc sản xuất, HTX cũng xây dựng phương án kinh doanh gồm: cung ứng trước vật tư như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho xã viên và xã viên sẽ thanh toán sau khi thu hoạch; tổ chức tiêu thụ sản phẩm bằng cách hợp đồng doanh nghiệp tiêu thụ với số lượng lớn, giá cả phải chăng, đảm bảo xã viên không thua thiệt, hạn chế được tình trạng rớt giá...
Các dịch vụ khác như: bơm nước bảo vệ vườn trong mùa lũ, cung ứng cây giống... cũng được HTX tính đến và sẽ thực hiện khi có đủ điều kiện.
HTX còn có kế hoạch thường xuyên tổ chức gặp gỡ các xã viên để trao đổi, hỗ trợ về kỹ thuật trồng và chăm sóc quýt; đề nghị các ngành chuyên môn hỗ trợ khâu tập huấn, hướng dẫn xã viên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp mỗi xã viên từng bước trở thành chuyên gia sản xuất cây có múi và truyền kinh nghiệm lại cho thế hệ sau.
Theo Ông Lưu văn Tín, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX quýt hồng huyện Lai Vung, thời gian đầu mới thành lập, hoạt động của HTX khó tránh khỏi những khó khăn, do Hội đồng Quản trị còn mới mẽ, chưa thông thạo điều hành kinh doanh các dịch vụ, chỉ tập trung hướng dẫn, trao đổi về kỹ thuật sản xuất theo quy trình VietGAP; chưa xây dựng văn phòng làm việc của Ban Quản trị; chưa bầu chọn bộ phận tài vụ... từ đó đã ảnh hưởng đến hoạt động cũng như việc tổ chức sinh hoạt định kỳ của HTX. Sắp tới, nếu được sự hỗ trợ của các cấp, các ngành chức năng, Hội đồng Quản trị HTX sẽ phấn đấu đưa hoạt động của HTX vào nề nếp, đúng quy định Luật HTX và mang lại hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho từng xã viên.
Có thể bạn quan tâm

Trong năm 2014, Ban chỉ đạo giảm nghèo đã tổ chức tập huấn kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi cho 662 hộ nghèo được bình xét trên địa bàn 38 xã. Nhờ có chương trình, đa số các hộ trồng trọt chăn nuôi đều có hiệu quả, nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo.

Điều cốt lõi của nông thôn mới là nâng cao chất lượng sống của nông dân, thể hiện rõ nhất ở mức thu nhập. Trong đó, 2 địa phương “đột phá” trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh đã đạt những con số ấn tượng: TX.Long Khánh đạt thu nhập bình quân 38,6 triệu đồng/người/năm (tăng hơn 2 lần so với năm 2009), Xuân Lộc đạt 37,6 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 3 lần so với năm 2008).

Hội Làm vườn huyện Lai Vung hiện có 651 hội viên, tăng 181 hội viên so với năm 2013. Hội đã thành lập được 4 Hội Làm vườn ở các xã: Vĩnh Thới, Hòa Thành, Tân Thành, Phong Hòa. Năm 2014, Hội vận động nhà vườn tổ chức các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao như: tổ liên kết trồng quýt của Hội Cựu chiến binh xã Long Hậu, tổ hợp tác trồng thanh long, cam xoàn xã Vĩnh Thới,...

Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp (DVNN) Tân Tiến, xã Phú Đức, huyện Tam Nông vừa tổ chức Đại hội thành viên bất thường chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 và thực hiện bán cổ phần. Đây là Đại hội điểm của huyện và là HTX thứ hai của huyện Tam Nông (sau HTX Tân Cường, xã Phú Cường) tiến hành việc chuyển đổi.

Với giá bán như hiện nay, trung bình 1 tấn cá lóc thương phẩm, người nuôi sẽ có lãi trên-dưới 8 triệu đồng; người nuôi tôm càng xanh, lươn và cá tra cũng có lãi... Đặc biệt, trong tháng 12/2014, Công ty cổ phần Thủy sản IV đặt trạm thu mua tại xã Phú Thành B, đã thu mua được hơn 10,7 tấn tôm càng xanh các loại.