Khoai lang Vĩnh Long vào hàng cực phẩm của Việt Nam

Cụ thể, trong số 9 loại trái cây, rau củ đặc sản của Vĩnh Long đề xuất thì chỉ có khoai lang Bình Tân và cải xà lách xoong Bình Minh được chọn.
Cải xà lách xoong Bình Minh là loại giống cải than nhỏ, nổi tiếng và chất lượng ngon, bổ dưỡng với nhiều chất như: becta – carotence, vitamin B1, vitamin B6. Loại cây này được trồng tập trung quanh năm ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long với chu kì thu hoạch 2 tháng/lần.
Tại xã Thuận An, huyện Bình Minh, nơi có diện tích gieo trồng xà lách xoong lớn nhất ĐBSCL với 600 ha, mỗi năm đạt sản lượng trên 4000 tấn, mang lại không ít thu nhập cho bà con trong vùng.
Thương hiệu cải xà lách xoong Bình Minh được biết đến với vị cay nồng, ngọt, đúng chất của cải xà lách xoong. Ngoài ra, cải xà lách xoong nơi đây được sản xuất theo hướng an toàn, có logo, nhà sơ chế đóng gói bao bì và có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, khoai lang Bình Tân cũng đang trở thành nông sản chủ lực xuất khẩu ở huyện Bình Tân. Trên toàn tỉnh Vĩnh Long diện tích trồng khoai lang khoảng 12 ha, trong đó huyện Bình Tân chiếm đa số. Nhắc dến khoai lang Bình Tân là nhắc đến loại khoai lang có vị ngọt, dẻo và thơm với đủ các loại khoai như khoai tím Nhật, trắng sữa, trắng giấy, bí đường, khoai bí nghệ, dương ngọc… Bình quân cứ mỗi hecta khoai lang nông dân Bình Tân thu về mỗi vụ gần 30 tấn.
Vừa qua nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân – Bình Tân Sweet Potatoes” đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận góp phần tạo thương hiệu cho khoai lang Vĩnh Long đến các quốc gia khác. Khoai lang Bình Tân cũng đã xuất khẩu sang thị trường các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc….
Được biết, bằng chứng nhận kỷ lục của 2 đặc sản sẽ được trao vào Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 30 dự kiến tổ chức vào tháng 7-2015 tại TP HCM.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua huyện Mường Ảng đã và đang phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất hàng hóa tập trung. Trong đó. cây cà phê được huyện xác định là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế, giúp người dân xóa đói giảm nghèo bền vững.

Hàng chục ha tôm tại Nghi Lộc và tại Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị chết nhưng nhiều người dân không báo cho cơ quan chức năng và không lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Trước mắt, một nguyên nhân đang được đưa ra có thể là tôm đã thả thẳng xuống ao sau quá trình vận chuyển từ xa về.

Với diện tích trên 95.000ha, phần lớn là đồi núi nên tỉnh ta có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng được đưa vào trồng thử nghiệm nhưng rồi vẫn không duy trì được lâu dài và chưa thể khẳng định là loại cây chủ lực cho người dân thoát nghèo.

Tháng 4 năm 2011, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên (An Giang) triển khai dự án “Xây dựng mô hình phát triển dược liệu vùng núi Cấm” trên diện tích 5 héc-ta (gồm 3 loài cây: Nghệ xà cừ, đinh lăng và xuyên tâm liên), với tổng vốn đầu tư 2,9 tỷ đồng do Bộ Khoa học – Công nghệ tài trợ trên 1,260 tỷ đồng và phần còn lại là vốn đối ứng của chủ dự án.

Những năm gần đây chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học đã được nhiều hộ nông dân ở khu vực lòng chảo huyện Điện Biên quan tâm đầu tư, mở rộng và từng bước nhân rộng ra nhiều nơi.