Một số diện tích tôm nuôi vụ 2 tại Khánh Hòa bị thất thu do nắng nóng kéo dài
Tôm nuôi vụ 2 năm 2015 được người nuôi trồng thủy sản tại Khánh Hòa triển khai trên 2.500 ha. Tuy nhiên, trong đó đã có 30% diện tích nuôi xảy ra hiện tượng tôm chết, chủ yếu thuộc huyện Vạn Ninh – vùng nuôi tôm chân trắng lớn nhất tỉnh Khánh Hòa. Trạm nuôi trồng thủy sản huyện Vạn Ninh đã lấy mẫu để kiểm nghiệm, qua đó cho thấy tôm chết do mắc bệnh hoại tử gan tụy.
Căn bệnh này xuất hiện trên tôm là do nắng nóng gây ra. Để đối phó với thời tiết nắng nóng, nhiều hộ nuôi đã tìm cách tăng sức đề kháng cho tôm như sử dụng men vi sinh cho tôm ăn, giã tỏi thả xuống hồ nuôi, gây thêm nhiều tảo trong ao để điều hòa nhiệt độ nước. Song vì thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm thay đổi môi trường ao nuôi khiến sức đề kháng của tôm bị giảm dẫn đến các loại vi khuẩn tồn tại trong môi trường nước có cơ hội gây hại.
Hiện nay, ngành chức năng đang hướng dẫn người nuôi tăng cường sục khí các ao nuôi và chỉ cho tôm ăn thức ăn bằng vi sinh để tôm sạch bệnh, nâng cao sức đề kháng. Riêng những diện tích tôm nuôi đã bị thiệt hại, người nuôi tiếp tục cải tạo ao, nhằm kịp thả tôm cho vụ mới.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, phong trào nuôi động vật hoang dã của người dân trên địa bàn tỉnh có chiều hướng phát triển. Cùng với các hộ dân nuôi chồn hương, nhím, dúi, heo rừng lai…, anh Đặng Quang Minh (ở thôn 1, xã Hòa Nam, huyện Di Linh) lại chọn cho mình một hướng đi khác, đó là nuôi chim trĩ. Bước đầu mô hình này đã và đang phát triển tốt.

Lâu nay, nông dân ở xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương thường độc canh với những loại rau truyền thống tại địa phương nên phải chịu cảnh “Được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Nhiều hộ hiện nay đã mạnh dạn áp dụng sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phá thế độc canh trong nông nghiệp.

Những năm gần đây, nhận thấy triển vọng và giá trị từ cây tiêu mang lại, hàng trăm hộ dân tại các xã Duy Phú, Duy Thu, Duy Tân, Duy Sơn đã khai hoang, cải tạo đất vườn đồi để trồng tiêu theo hướng chuyên canh. Nhiều hộ có thu nhập 40 - 100 triệu đồng mỗi năm từ trồng tiêu.

Trong những năm gần đây cây thanh long được coi là một trong những cây mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất so với các loại cây trồng khác ở tỉnh Bình Thuận. Trái thanh long Việt Nam nói chung, Bình Thuận nói riêng đã được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Nếu như vào đầu năm nay, giá heo hơi ở Bình Định bình quân chỉ 44.000đ-45.000đ/kg thì hiện nay đã tăng đến 47.000đ-48.000đ/kg. Với giá này, người nuôi heo có lãi từ 800.000đ-900.000đ/con heo (1 tạ)...