Một số diện tích tôm nuôi vụ 2 tại Khánh Hòa bị thất thu do nắng nóng kéo dài
Tôm nuôi vụ 2 năm 2015 được người nuôi trồng thủy sản tại Khánh Hòa triển khai trên 2.500 ha. Tuy nhiên, trong đó đã có 30% diện tích nuôi xảy ra hiện tượng tôm chết, chủ yếu thuộc huyện Vạn Ninh – vùng nuôi tôm chân trắng lớn nhất tỉnh Khánh Hòa. Trạm nuôi trồng thủy sản huyện Vạn Ninh đã lấy mẫu để kiểm nghiệm, qua đó cho thấy tôm chết do mắc bệnh hoại tử gan tụy.
Căn bệnh này xuất hiện trên tôm là do nắng nóng gây ra. Để đối phó với thời tiết nắng nóng, nhiều hộ nuôi đã tìm cách tăng sức đề kháng cho tôm như sử dụng men vi sinh cho tôm ăn, giã tỏi thả xuống hồ nuôi, gây thêm nhiều tảo trong ao để điều hòa nhiệt độ nước. Song vì thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm thay đổi môi trường ao nuôi khiến sức đề kháng của tôm bị giảm dẫn đến các loại vi khuẩn tồn tại trong môi trường nước có cơ hội gây hại.
Hiện nay, ngành chức năng đang hướng dẫn người nuôi tăng cường sục khí các ao nuôi và chỉ cho tôm ăn thức ăn bằng vi sinh để tôm sạch bệnh, nâng cao sức đề kháng. Riêng những diện tích tôm nuôi đã bị thiệt hại, người nuôi tiếp tục cải tạo ao, nhằm kịp thả tôm cho vụ mới.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2006, nông dân xã Thừa Đức (Bình Đại - Bến Tre) được Chi cục Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện mô hình “trồng dưa hấu trải bạt” trên đất giồng cát, thu hoạch đạt năng suất cao. Trong vài năm trở lại đây, nông dân trúng lớn nhờ áp dụng mô hình “dưa hấu trải bạt” xen vụ các loại rau màu trên đất giồng cát.

Quảng Nam vẫn còn 1.200 ha diện tích nuôi tôm nước lợ chưa được thả nuôi dù vụ 1/2013 đã bắt đầu từ hơn 2 tháng nay. Trong khi nông dân lúng túng trong sản xuất thì một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã không đem lại hiệu quả.

Trong quá khứ, giá cá tra nguyên liệu cũng nhiều lần lên đỉnh rồi lao dốc nhưng chu kỳ chỉ kéo dài vài ba tháng, tuy nhiên, khoảng 2 năm nay, quy luật ấy đã hoàn toàn thay đổi khi giá nguyên liệu ngày một giảm sâu.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, hiện tôm nuôi trên địa bàn tiếp tục chết trên diện rộng, chủ yếu là do bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy; trong khi thời tiết rất bất lợi nắng mưa thất thường.

Lần đầu tiên, mật ong - đặc sản rừng tràm U Minh Hạ đạt mức giá cao kỷ lục khi được bán từ 350.000 - 500.000 đồng/lít. Mức giá trên tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2012.