Một nông dân đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới

Ông Nhơn cho biết: “Nhận thức được rằng XDNTM là làm cho gia đình mình, nhân dân ở địa phương mình có cuộc sống tốt đẹp hơn, nên khi xã mở đường giao thông qua đất nhà mình, tui tự nguyện đăng ký hiến 200m2 đất vườn; trước đó tui còn đóng góp hơn 50 triệu đồng mua vật liệu nâng cấp mặt đường để địa phương có điều kiện đúc bê tông toàn bộ 500 m đường xóm Mỹ Thạnh được phong quan như hôm nay...”.
Ông Phạm Sỹ Nhơn đang vận hành máy sản xuất nước đá.
Cách đây hơn 10 năm, ông đầu tư mở 2 cơ sở sản xuất gạch ngói công suất trên 2 triệu viên/năm và duy trì cho đến hôm nay. Khi nắm được chủ trương Nhà nước tiến tới xóa bỏ lò gạch thủ công, năm 2013 ông đầu tư hơn 1,5 tỉ đồng xây dựng nhà máy sản xuất nước đá, chuyên cung cấp cho tàu thuyền đánh cá.
Ngoài ra, ông còn chăn nuôi heo, nuôi bò vỗ béo... Hoạt động sản xuất, chăn nuôi của gia đình ông đem lại lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/năm; giải quyết việc làm thường xuyên cho 26 lao động, với mức lương bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Ông còn giúp 4 hộ khó khăn ở địa phương có công ăn việc làm, vươn lên làm giàu.
Ông Phạm Văn Dư, Bí thư chi bộ thôn Nhơn Nghĩa Đông, nhận xét: Ông Nhơn là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã. Ông đã gương mẫu hiến đất, đóng góp tiền làm đường bê tông, động viên bà con trong thôn làm theo. Ông thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, đóng góp quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ an ninh - quốc phòng, ủng hộ thanh niên trong thôn lên đường làm nghĩa vụ quân sự... lúc nào cũng cao hơn so với mức bình quân chung. Gia đình ông nhiều năm liền đạt gia đình văn hóa xuất sắc.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều hội viên nông dân ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành cảm phục mỗi khi nhắc đến ông Phan Văn Thành (SN 1939), nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền của xã bởi sự năng động, nhiệt tình trong công tác Hội Nông dân, nhạy bén trong phát triển kinh tế.

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản đã và đang được xã hội quan tâm, nhất là người tiêu dùng. Trong đó rau ăn lá, củ, rau gia vị là thế mạnh của tỉnh với sản lượng khá lớn, cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu.

Duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm cam mang chỉ dẫn địa lý “Cao Phong”, đây được xác định là thách thức lớn, đồng thời là giải pháp trọng tâm nhằm củng cố những giá trị bền vững giúp cam Cao Phong (Hòa Bình) phát triển trở thành một thương hiệu mạnh.

Trước tình hình khó khăn đầu ra của các loại hàng hóa nông sản, nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã chịu khó suy nghĩ, đúc kết kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ hơn về thị trường để tổ chức sản xuất những mặt hàng mà thị trường cần, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong đó, trồng cam xoàn là một thí dụ điển hình.

Khi vài cơn mưa đầu mùa xuất hiện, thị trường cây giống bắt đầu sôi động. Nhà vườn khẩn trương bày bán, đại lý tích cực gom hàng, thương lái náo nhiệt tìm mua cây giống. Đặc biệt, năm nay, tại Chợ Lách (Bến Tre) có thêm một số loại cây sản xuất dành riêng cho nhà vườn khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung như hồ tiêu, bơ, với giá bán khá cao.