Một nông dân đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới

Ông Nhơn cho biết: “Nhận thức được rằng XDNTM là làm cho gia đình mình, nhân dân ở địa phương mình có cuộc sống tốt đẹp hơn, nên khi xã mở đường giao thông qua đất nhà mình, tui tự nguyện đăng ký hiến 200m2 đất vườn; trước đó tui còn đóng góp hơn 50 triệu đồng mua vật liệu nâng cấp mặt đường để địa phương có điều kiện đúc bê tông toàn bộ 500 m đường xóm Mỹ Thạnh được phong quan như hôm nay...”.
Ông Phạm Sỹ Nhơn đang vận hành máy sản xuất nước đá.
Cách đây hơn 10 năm, ông đầu tư mở 2 cơ sở sản xuất gạch ngói công suất trên 2 triệu viên/năm và duy trì cho đến hôm nay. Khi nắm được chủ trương Nhà nước tiến tới xóa bỏ lò gạch thủ công, năm 2013 ông đầu tư hơn 1,5 tỉ đồng xây dựng nhà máy sản xuất nước đá, chuyên cung cấp cho tàu thuyền đánh cá.
Ngoài ra, ông còn chăn nuôi heo, nuôi bò vỗ béo... Hoạt động sản xuất, chăn nuôi của gia đình ông đem lại lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/năm; giải quyết việc làm thường xuyên cho 26 lao động, với mức lương bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Ông còn giúp 4 hộ khó khăn ở địa phương có công ăn việc làm, vươn lên làm giàu.
Ông Phạm Văn Dư, Bí thư chi bộ thôn Nhơn Nghĩa Đông, nhận xét: Ông Nhơn là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã. Ông đã gương mẫu hiến đất, đóng góp tiền làm đường bê tông, động viên bà con trong thôn làm theo. Ông thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, đóng góp quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ an ninh - quốc phòng, ủng hộ thanh niên trong thôn lên đường làm nghĩa vụ quân sự... lúc nào cũng cao hơn so với mức bình quân chung. Gia đình ông nhiều năm liền đạt gia đình văn hóa xuất sắc.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, do quá trình đô thị hoá diện tích đất nông nghiệp của xã Sông Lô, thành phố Việt Trì ngày càng thu hẹp, chính quyền địa phương đã chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, trong đó vùng sản xuất rau an toàn là một trong những hướng đi mới giúp nông dân nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đồng thời đáp ứng nhu cầu về thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Trong thời gian 3 tháng, những nông dân nòng cốt tại các địa phương này tập trung học theo chu kỳ phát triển của cây trồng ngay trên đồng ruộng. Hình thức tổ chức lớp học thực tế theo nhóm nhằm giúp người nông dân hiểu được việc canh tác theo phương thức sinh thái, thâm canh tiên tiến nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản.

Thực tế tại nhiều địa phương của Đại Lộc như: Đại Hồng, Đại Chánh, Đại Sơn, Đại Hưng… trâu là vật nuôi được bà con chú trọng. Việc nuôi trâu để tạo sức kéo, cày bừa không còn được quan trọng mà tạo sản phẩm hàng hóa mới là vấn đề cốt lõi tại các địa phương này.

Trong cơn mưa phùn nhỏ hạt, chúng tôi lội suối, rồi men theo triền đồi tìm đến rẫy chè của anh Đinh Văn Châm ở thôn Mai Lãnh Hữu, xã Long Mai, đúng vào lúc hai vợ chồng anh đang trồng chè theo mô hình trồng mới giống chè địa phương do Trung tâm khuyến nông huyện Minh Long thực hiện nhằm khôi phục lại cây chè xanh Minh Long.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp- Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ cho biết, nguyên nhân khiến trái dứa không còn được chuộng ở địa phương nữa là do chất lượng giống thoái hóa. Người dân bỏ lâu không chăm sóc, không trồng lại giống mới dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém, trái có vị chua...