Một nông dân đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới

Ông Nhơn cho biết: “Nhận thức được rằng XDNTM là làm cho gia đình mình, nhân dân ở địa phương mình có cuộc sống tốt đẹp hơn, nên khi xã mở đường giao thông qua đất nhà mình, tui tự nguyện đăng ký hiến 200m2 đất vườn; trước đó tui còn đóng góp hơn 50 triệu đồng mua vật liệu nâng cấp mặt đường để địa phương có điều kiện đúc bê tông toàn bộ 500 m đường xóm Mỹ Thạnh được phong quan như hôm nay...”.
Ông Phạm Sỹ Nhơn đang vận hành máy sản xuất nước đá.
Cách đây hơn 10 năm, ông đầu tư mở 2 cơ sở sản xuất gạch ngói công suất trên 2 triệu viên/năm và duy trì cho đến hôm nay. Khi nắm được chủ trương Nhà nước tiến tới xóa bỏ lò gạch thủ công, năm 2013 ông đầu tư hơn 1,5 tỉ đồng xây dựng nhà máy sản xuất nước đá, chuyên cung cấp cho tàu thuyền đánh cá.
Ngoài ra, ông còn chăn nuôi heo, nuôi bò vỗ béo... Hoạt động sản xuất, chăn nuôi của gia đình ông đem lại lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/năm; giải quyết việc làm thường xuyên cho 26 lao động, với mức lương bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Ông còn giúp 4 hộ khó khăn ở địa phương có công ăn việc làm, vươn lên làm giàu.
Ông Phạm Văn Dư, Bí thư chi bộ thôn Nhơn Nghĩa Đông, nhận xét: Ông Nhơn là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã. Ông đã gương mẫu hiến đất, đóng góp tiền làm đường bê tông, động viên bà con trong thôn làm theo. Ông thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, đóng góp quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ an ninh - quốc phòng, ủng hộ thanh niên trong thôn lên đường làm nghĩa vụ quân sự... lúc nào cũng cao hơn so với mức bình quân chung. Gia đình ông nhiều năm liền đạt gia đình văn hóa xuất sắc.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), 6 tháng qua, kiểm tra lấy mẫu 832 mẫu thủy sản nuôi, chỉ phát hiện 4 mẫu thủy sản có dư lượng hóa chất vượt giới hạn tối đa cho phép tại khu vực Nam bộ, giảm so với năm 2013.

Trước đây cả gia đình anh Trần Văn Thắng ở khu trang trại Đầm Cói, phường Hội Hợp (Vĩnh Yên) chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, thời tiết thuận lợi được mùa thì cũng chỉ đủ ăn. Nếu chỉ trông vào mấy sào ruộng thì quanh năm chỉ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời không biết đến khi nào mới thoát nghèo.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2015, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chuyển đổi 112.000 ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác và đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000 ha.

Hiện, chất lượng gạo của Việt Nam kém là do cách làm ăn chụp giật của các thương lái, trộn lẫn các loại gạo cao cấp thấp cấp với nhau. Điệp khúc được mùa mất giá , nông dân bỏ ruộng vẫn tiếp diễn do các bộ, ban ngành đang bỏ mặc nông dân.

Ông Sí Trung Kiên, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát cho biết: Năng suất dưa chuột trung bình đạt 280 tạ/ha. Vụ dưa chuột năm nay, kế hoạch huyện giao là 36ha, nhân dân trồng được 43,7 ha, đạt 121,4% kế hoạch.