Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một nhà xin rút hộ nghèo, cả bản đổi tư duy

Một nhà xin rút hộ nghèo, cả bản đổi tư duy
Ngày đăng: 25/11/2015

Lấy ngắn nuôi dài

Nói về phong trào nông dân đua nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của địa phương, ông Lục Văn Tâm - Chủ tịch UBND xã Quang Chiểu cho biết: Giai đoạn 2010-2015, từ nguồn vốn hơn 30 tỷ đồng của các chương trình, dự án của Chính phủ và các tổ chức, xã Quang Chiểu đã triển khai xây dựng, cải tạo các công trình đường giao thông, điện lưới quốc gia, trường học, thủy lợi và các công trình phúc lợi.

Cùng với đó, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con tích cực phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo;

Hướng dẫn thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng như tăng cường cán bộ hỗ trợ xây mô hình điểm trong chăn nuôi, trồng trọt để bà con học tập làm theo...

“Năm 2010, trên địa bàn xã còn tới trên 43% hộ nghèo, cá biệt có bản hộ nghèo chiếm trên 80%. Vì vậy xã xác định công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân là nhiệm vụ then chốt” - ông Tâm nói.

Trước kia, gia đình ông Lương Văn So (bản Poọng) được xếp vào diện nghèo của xã.

Năm 2009, được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, ông So mạnh dạn đăng ký trồng 2ha xoan.

Để “lấy ngắn nuôi dài”, ông tăng cường nuôi gà, vịt, đào ao thả cá… Mỗi năm sau khi trừ chi phí, nguồn lãi có được ông tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng xoan, lát.

Theo tính toán của ông So, năm nay thu nhập của gia đình ông có thể đạt hơn 250 triệu đồng từ mô hình rừng - vườn - ao - chuồng.

Tự nguyện xin rút hộ nghèo

" Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của xã Quang Chiểu còn tới 43,48%, dự kiến cuối năm 2015 giảm còn khoảng 4%, trong đó điển hình là bản Sáng không còn hộ nghèo”. Ông Lục Văn Tâm

Trao đổi với PV, ông Vi Văn Lượng - Trưởng bản Poọng cho biết: “Từ mô hình của gia đình ông So, nhiều hộ dân ở bản đã đến học tập cách làm.

Bà con dân bản cũng đã thay đổi tư duy, không còn trông chờ vào trợ cấp của Nhà nước mà mạnh dạn vay vốn theo điều kiện, khả năng của gia đình để phát triển sản xuất.

Bây giờ, nhiều gia đình đã trở thành hộ khá giả trong bản rồi”.

Nhắc đến chuyện giảm nghèo trong xã, ông Lục Văn Tâm kể: “Cách đây vài năm, anh Thao Văn Nhia, ở bản Pù Đứa đã lên UBND xã để xin rút tên khỏi danh sách hộ nghèo.

Anh Nhia cho biết mình đã biết cách làm ăn kinh tế rồi, nhà đã có nhiều trâu, nhiều bò và thóc lúa.

Bán trâu, bò đi là có tiền, sẽ không lo đói nghèo nữa nên xin rút khỏi hộ nghèo để khỏi mang tiếng với bà con”.

Cũng theo ông Tâm, việc anh Nhia xin rút khỏi danh sách hộ nghèo vào thời điểm đó đã tác động rất lớn đến tư duy, nhận thức của đồng bào nơi đây.

Từ hành động của anh Nhia, tinh thần tự giác vươn lên thoát nghèo, không còn trông chờ vào trợ cấp của Nhà nước trong bà con đã thay đổi rõ rệt, góp phần đưa công tác xóa đói giảm nghèo của xã đạt được những kết quả tích cực.


Có thể bạn quan tâm

Tiên Yên (Quảng Ninh) Bảo Vệ Môi Trường Vùng Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tiên Yên (Quảng Ninh) Bảo Vệ Môi Trường Vùng Nuôi Trồng Thuỷ Sản

Hầu như năm nào, các hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Tiên Yên cũng đều phải đối mặt với dịch bệnh trên tôm nuôi. Đơn cử, tháng 7-2014, trên 200 hộ nuôi tôm với diện tích trên 350ha ở xã Hải Lạng và Đông Ngũ đã bị chết do dịch bệnh. Ngoài những nguyên nhân khách quan do thời tiết, khí hậu còn có nguyên nhân chủ quan từ phía các chủ đầm trong việc vệ sinh môi trường khu vực nuôi trồng thuỷ sản chưa tốt.

24/11/2014
Triển Vọng Từ 2 Giống Cỏ Mới Trồng Tại Gia Lai Triển Vọng Từ 2 Giống Cỏ Mới Trồng Tại Gia Lai

Từ 2 ha giống cỏ hỗ trợ trồng khảo nghiệm để nhân rộng mô hình trong phát triển chăn nuôi bò, đến nay 2 giống cỏ voi VA06 và cỏ hàng chông đã được người chăn nuôi chấp nhận đưa vào trồng khá phổ biến, góp phần giải quyết nguồn thức ăn xanh tại chỗ cho đàn bò của địa phương.

25/11/2014
3 Sào Rau Má Trong Vườn Điều Cho Thu Trăm Triệu Đồng 3 Sào Rau Má Trong Vườn Điều Cho Thu Trăm Triệu Đồng

Kinh tế khó khăn, giá cả nông sản bấp bênh, sâu bệnh phá hoại, khí hậu thất thường... đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nông dân. Để thích nghi với tình hình thực tế, nhiều gia đình đã áp dụng khoa học - kỹ thuật, xen canh tăng vụ để thêm thu nhập. Trồng rau má xen dưới vườn điều của gia đình chị Đinh Thị Lý, tại ấp 5, xã Đồng Tiến (Đồng Phú - Bình Phước) là một điển hình.

25/11/2014
Sóc Trăng – Người Trồng Nấm Bào Ngư Tiếp Tục Thắng Lợi Sóc Trăng – Người Trồng Nấm Bào Ngư Tiếp Tục Thắng Lợi

Trồng nấm bào ngư có ưu điểm là không sử dụng thuốc, phân bón, nông dân có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để trồng. Mô hình ít vốn đầu tư, không cần nhiều diện tích, có thể tận dụng chuồng heo, chuồng gà để che mưa, tùy vào diện tích mỗi gia đình. Khoảng 20 ngày sau khi treo phôi là có thể thu hoạch đợt đầu và thời gian thu hoạch kéo dài 3 tháng.

25/11/2014
Mô Hình Xen Canh Hiệu Quả Cho Vùng Bán Sơn Địa Bảy Núi Mô Hình Xen Canh Hiệu Quả Cho Vùng Bán Sơn Địa Bảy Núi

Vùng Bảy Núi (An Giang) với đặc điểm địa hình bán sơn địa, khá thích hợp với các mô hình đa canh và xen canh. Hơn nữa, vườn đồi, vườn rừng núi Cấm đa số trồng nhiều loài cây, như: Xoài, mít, vú sữa, sầu riêng…là những loại cây có thể tận dụng cho dây tiêu đeo bám.

25/11/2014