Một Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Ở Bình Định Đạt Hiệu Quả

Đó là mô hình của hộ ông Nguyễn Đình Trung, ở thôn An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn (Bình Định). Ông Trung bắt đầu nuôi chim bồ câu từ lúc mới 16 tuổi, với số lượng 2 - 3 cặp, chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình. Đến nay, ông theo nghề nuôi chim bồ câu đã hơn 45 năm.
Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ bồ câu ra ràng ngày càng lớn, ông Trung đã đầu tư mở rộng chuồng trại, tuyển chọn và nhân rộng đàn chim bồ câu của mình lên 150 cặp chim sinh sản, giống lai to khỏe, sinh sản nhanh và đều, chim non ra ràng của ông đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường.
Việc xuất bán chim vài năm nay rất thuận lợi, hàng ngày đều có thương lái đến tận nhà mua. Không những vậy, trang trại chim bồ câu của ông là nơi cung cấp chim giống rất uy tín cho các hộ dân bắt đầu nuôi chim bồ câu trong và ngoài địa phương.
Ông Trung cho biết, đàn bồ câu của gia đình ông sinh sản rất đều, tháng nào cũng sinh sản trên 150 cặp chim non. Với giá bán thời điểm này là 60.000 đồng/cặp, một tháng ông thu về trên 9 triệu đồng. Trừ tiền mua thức ăn như lúa, thực phẩm và thuốc phòng trừ bệnh cho chim khoảng 1,5 triệu đồng, ông vẫn còn lãi ổn định trên 7,5 triệu đồng/tháng.
Để đàn chim phát triển tốt, không bị dịch bệnh, hàng ngày ông thường xuyên dọn vệ sinh, phun thuốc khử độc sát trùng định kỳ 1 lần/tháng và phòng bệnh kịp thời. Ngoài nuôi chim bồ câu, ông còn kết hợp nuôi khoảng gần 200 con gà lấy thịt/lứa, và nuôi 2 con bò sinh sản; tổng thu nhập hàng năm của gia đình trên 120 triệu đồng, là một trong những hộ nông dân làm kinh tế có hiệu quả ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp thủy sản hiện đang tăng cường thu mua tôm nguyên liệu trong nước đã đẩy giá tôm thương phẩm nhích lên chút ít, song chưa khiến người nuôi bớt lo lắng, bởi lãi không nhiều và tình trạng “treo ao” vẫn xảy ra.

Vừa qua, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIII, nhiều đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát về tình hình tiêu thụ nông sản và những giải pháp thúc đẩy hàng nông, thủy sản của Việt Nam trong bối cảnh sụt giảm thời gian qua.

Tại hội thảo góp ý dự thảo sửa đổi Nghị định 36 của Chính phủ và Thông tư 23 của Bộ NN&PTNT về cá tra, rất nhiều ý kiến của người trong cuộc đưa ra, trong đó, không ít ý kiến trái chiều.

Cá tra ngày càng khó khăn cả trong nuôi trồng và chế biến xuất khẩu. Thị trường khó tính, giá giảm khiến nhiều hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL lao đao. VietGAP được coi là một giải pháp nhằm vực dậy nghề này, tuy nhiên, vẫn quá gian nan để thực hiện.

Đây là nội dung hội thảo vừa được Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp - nông thôn tổ chức. Tham dự có Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn.